Jollibee - Tập đoàn mẹ của Highlands Coffee chi đậm 350 triệu đô thâu tóm chuỗi cà phê Coffee Bean & Tea Leaf
Theo Bloomberg, tập đoàn chuỗi nhà hàng lớn nhất Philippines Jollibee Foods cho biết sẽ chi 350 triệu USD để thâu tóm Coffee Bean & Tea Leaf.
Trong đó, Jollibee sẽ đầu tư 100 triệu USD vào 80% cổ phần một công ty ở Singapore để mua thương hiệu Coffee Bean & Tea Leaf. Phần 20% còn lại sẽ do Công ty cổ phần Quốc tế Việt Thái (Viet Thai International - đối tác Việt Nam của Jollibee) đăng ký mua lại. Jollibee cũng là tập đoàn mẹ sở hữu chuỗi 300 quán cà phê lớn nhất Việt Nam Highlands Coffee và hệ thống Phở 24.
Để hoàn tất thương vụ, Jollibee có thể phải chi thêm 250 triệu USD, một phần số tiền này sẽ để trả nợ cho Coffee Bean & Tea Leaf. Tổng giá trị thương vụ thâu tóm này có thể lên tới 350 triệu USD.
Mua lại Coffee Bean (trụ sở tại Los Angeles, Mỹ) sẽ mang về thêm 14% doanh thu toàn cầu cho Jollibee và mở rộng hệ thống cửa hàng thêm hơn 25%, Chủ tịch Jollibee Tony Tan Caktiong cho hay.
Coffee Bean & Tea Leaf có 1.189 cửa hàng, hoạt động tại Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông, trong đó Đông Nam Á là thị trường tăng trưởng nhanh nhất. 3/4 số cửa hàng là nhượng quyền. Năm 2018, chuỗi ghi nhận doanh thu 313 triệu USD, lỗ ròng 21 triệu USD.
Trong đó, Jollibee sẽ đầu tư 100 triệu USD vào 80% cổ phần một công ty ở Singapore để mua thương hiệu Coffee Bean & Tea Leaf. Phần 20% còn lại sẽ do Công ty cổ phần Quốc tế Việt Thái (Viet Thai International - đối tác Việt Nam của Jollibee) đăng ký mua lại. Jollibee cũng là tập đoàn mẹ sở hữu chuỗi 300 quán cà phê lớn nhất Việt Nam Highlands Coffee và hệ thống Phở 24.
Để hoàn tất thương vụ, Jollibee có thể phải chi thêm 250 triệu USD, một phần số tiền này sẽ để trả nợ cho Coffee Bean & Tea Leaf. Tổng giá trị thương vụ thâu tóm này có thể lên tới 350 triệu USD.
Mua lại Coffee Bean (trụ sở tại Los Angeles, Mỹ) sẽ mang về thêm 14% doanh thu toàn cầu cho Jollibee và mở rộng hệ thống cửa hàng thêm hơn 25%, Chủ tịch Jollibee Tony Tan Caktiong cho hay.
Coffee Bean & Tea Leaf có 1.189 cửa hàng, hoạt động tại Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông, trong đó Đông Nam Á là thị trường tăng trưởng nhanh nhất. 3/4 số cửa hàng là nhượng quyền. Năm 2018, chuỗi ghi nhận doanh thu 313 triệu USD, lỗ ròng 21 triệu USD.
Mua lại Coffee Bean & Tea Leaf là thương vụ thâu tóm giá trị lớn nhất mà Jollibee đã thực hiện tính tới thời điểm này, theo sau là thương vụ mua lại chuỗi fastfood Mỹ Smashburger trị giá 210,25 triệu USD.
Thương vụ này cũng tăng đóng góp từ các doanh nghiệp quốc tế lên 36% tổng doanh số của Jollibee và đưa tập đoàn tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một trong 5 chuỗi nhà hàng đứng đầu thế giới về vốn hóa thị trường.
Năm 2018, Jollibee ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất toàn cầu 313 triệu USD, lợi nhuận trước thuế đạt 23,7 triệu USD.
Sau khi tin tức về vụ mua lại được công bố, giá cổ phiếu Jollibee đã giảm 8%, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 15/11/2016.
Tại thị trường Việt Nam, Coffee Bean & Tea Leaf hiện có 15 cửa hàng gồm 13 tại TP.HCM và 2 cửa hàng ở Hà Nội. Chuỗi cà phê này cũng nằm trong top 10 chuỗi cửa hàng cà phê có doanh thu cao nhất thị trường.
Trong năm 2018, thị trường Việt Nam mang lại cho Coffee Bean & Tea Leaf 108 tỷ đồng doanh thu, nhưng báo lỗ tới 29 tỷ đồng.
Năm 2012, Jollibee từng chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh Hồng Kông của Công ty cổ phần quốc tế Việt Thái do doanh nhân David Thái sở hữu. Việt Thái International cũng chính là chủ sở hữu chuỗi Highlands Coffee và Phở 24.
Kế hoạch IPO của Highlands Coffee dự kiến thực hiện trong tháng này cũng đã bị trì hoãn và đang được xem xét lại. Theo kế hoạch, sau IPO, Jolibee sẽ nâng sở hữu lên 60% vốn của chủ sở hữu Highlands Coffee, trong khi Việt Thái International sẽ giảm sở hữu xuống 40%. Với việc Jollibee sở hữu trên 51% vốn, đơn vị sở hữu Highlands Coffee sẽ chính thức trở thành công ty con của Jollilee.
Theo: Trí Thức Trẻ/Bloomberg/Reuters
TIN CŨ HƠN
- Gucci và cuộc chiến khốc liệt giữa 2 'ông trùm' hàng hiệu
- 300 quán cà phê – trăm bức tranh cuộc sống tìm thấy ở Highlands Coffee
- Dồn vốn buôn quần áo Trung Quốc để tự làm xưởng sản xuất, xây chuỗi 30 điểm bán nhưng rồi vỡ nợ, vị CEO này đã làm gì để vực dậy công ty, mở tiếp chuỗi 100 cửa hàng thời trang?
- Những bí mật làm nên sự thành công của thương hiệu thời trang đình đám Zara
- Nghỉ bán Chủ Nhật nhưng doanh số vẫn gấp 4 lần KFC: Chick-fil-A và chiến lược “đạp đổ” truyền thống nhượng quyền
- “Một logo, trăm thương hiệu” - Chiến thuật thông minh giúp Wall’s trở thành hãng kem phổ biến nhất thế giới
- Mai Trường Giang - Sáng lập chuỗi gà rán Otoké Chicken: Tôi muốn làm gà rán tốt cho sức khỏe, cạnh tranh sòng phẳng với ông lớn như KFC, Lotteria...
- Chuỗi đồ chơi Toys 'R' Us của Mỹ 'hồi sinh từ cái chết'
- Thị trường thức ăn nhanh: Doanh nghiệp nội "vượt mặt" các "ông lớn" ngoại?
- Bí quyết chinh phục thị trường của Mothercare Việt Nam