Khoảng cách “khó thu hẹp” giữa các nhà bán lẻ sau đại dịch
Theo CNBC, người tiêu dùng đã chi rất nhiều tiền mặt cho việc mua sắm khi quý II bắt đầu. Họ cũng được hoàn lại tiền từ các kế hoạch đi nghỉ mát vào mùa hè bị hủy bỏ và số tiền mà họ thường dùng để ăn tối hoặc xem phim, chưa kể đến tiền phụ trội từ các đợt kích thích kinh tế của chính phủ.
Tuy nhiên, nhiều người quyết định bỏ qua trung tâm mua sắm hay các trung tâm thương mại đầy hào nhoáng. Thay vào đó, họ mua máy tính, đồ trang trí nhà, hàng tạp hoá và vật dụng cho các công việc tự làm tại nhà từ các nhà bản lẻ lớn.
Các biện pháp phong toả do đại dịch COVID-19 và những hậu quả của nó đã nhấn mạnh khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, giữa những trung tâm thương mại sang trọng và những cửa hàng bán lẻ bình thường. Tuần trước, Walmart, Target, Lowe’s và Home Depot đã báo cáo doanh số bán hàng tăng vọt và thổi bay các ước tính của Phố Wall.
Rõ ràng có sự chênh lệnh giữa các cửa hàng bách hoá và các trung tâm mua sắm sang trọng. Cho dù dịch bệnh có bùng phát thì người ta vẫn phải ăn, vẫn có nhu cầu với nhu yếu phẩm. Do đó, chỉ có các trung tâm mua sắm sang trọng là bị đóng cửa bởi chúng được xếp vào hàng hoá không thiết yếu. Một số thương hiệu như Gap đã tìm cách xoay sở với việc bán khẩu trang thay vì tập trung vào trang phục công sở.
Không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà bán lẻ có trụ sở tại các trung tâm thương mại, như JC Penney, J.Crew và Brooks Brothers đều lần lượt nộp đơn xin phá sản trong năm nay. Cùng với những diễn biến khó lường của đại dịch, nhiều người đã hủy bỏ tất cả các kế hoạch du lịch nên họ ngừng mua sắm cho việc đi lại đó. Do vậy, con số hồ sơ phá sản sẽ ngày càng nhiều thêm trước khi kết thúc năm 2020.
Theo dữ liệu từ Retail Metrics, thu nhập của các nhà bán lẻ có trụ sở tại trung tâm thương mại giảm 256% trong nửa đầu năm nay. Trong khi đó, các công ty được gọi là off-mall, bao gồm Home Depot và Walmart báo cáo tổng thu nhập chỉ giảm 0,6%.
Ông Ken Perkins, người sáng lập Retail Metrics cho biết: “Các nhà bán lẻ có trụ sở tại trung tâm thương mại đã kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngoài trung tâm mua sắm của họ trong suốt 19 quý trong tổng số 20 quý vừa qua”.
Target là một công ty minh hoạ cho sự tương phản rõ nét. Công ty thu hút 10 triệu khách hàng kỹ thuật số mới và 5 tỉ USD thị phần trong nửa đầu năm. Tuần trước, CEO Brian Cornell của Target cho biết: “Chúng ta đang thấy rõ ràng người thắng và người thua trong bán lẻ ngày hôm nay và tôi thực sự tự hào khi nói rằng Target đã có mặt trong cột chiến thắng”.
Walmart và Target đều đã mở rộng các dịch vụ thương mại điện tử, như nhận hàng và giao hàng ở lề đường. Lowe’s đã cải thiện trang web của mình như một phần của nỗ lực thay đổi quy mô lớn hơn. Và Home Depot đã đầu tư đáng kể vào chuỗi cung ứng.
Các quyết định chiến lược khác cũng được đền đáp. Nhắm mục tiêu tận dụng cách tiếp cận sử dụng cửa hàng làm trung tâm thực hiện trực tuyến và tung ra các thương hiệu nội bộ, All in Motion đã tung ra dòng quần áo năng động và được phần lớn người tiêu dùng Mỹ hưởng ứng do họ phải làm việc tại nhà trong trang phục bình thường.
Theo CEO Marvin Ellison của Target’s Cornell và Lowe, các nhà bán lẻ hưởng lợi từ việc khách hàng chi tiêu theo cách khác nhau. Thay vì đi ăn tối hoặc đi nghỉ ở xa, khách hàng đã mua những món đồ công nghệ để giúp họ làm việc từ xa, trang trí lại nhà cửa và biến sân sau thành nơi thư giãn. Ông Marvin Ellison cho rằng: “Chúng tôi không ở trên máy bay, chúng tôi không chi tiền cho việc thuê phòng, vì vậy nhiều USD trong số đó đã được chuyển hướng vào túi các nhà bán lẻ”. Mỗi nhà bán lẻ ngừng kinh doanh trở thành một cơ hội mới cho một nhà bán lẻ khác.
Tuy nhiên, doanh thu quý II của Kohl đã giảm 23% so với năm ngoái và bức tranh tồi tệ về mùa mua sắm nghỉ lễ đang dần hiện hữu.
Nhà phân tích bán lẻ Michael Lasser tại UBS cho biết: “Người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục phân chia đồng tiền của họ theo nhiều hướng hơn. Họ sẽ đi ra ngoài nhà hàng và quán bar và đi du lịch khi sự lây lan của COVID-19 chậm lại hoặc mất dần. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ vẫn sẽ phải tiếp tục thay đổi vì thói quen của người tiêu dùng”.
Minh Duy
Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư
TIN CŨ HƠN
- Ngành bán lẻ: khó khăn và cơ hội chuyển mình trong mùa Covid 19
- Hàng Việt là trụ cột quan trọng của thị trường nội địa
- Việt Nam – điểm đến an toàn của các ông lớn bán lẻ Nhật Bản: Uniqlo liên tiếp mở cửa hàng, Muji phá sản tại Mỹ nhưng đang rục rịch “chào sân”
- ‘Miếng bánh‘ hấp dẫn từ thị trường bán lẻ khi EVFTA có hiệu lực
- Giá một số mặt hàng rau, củ, quả tại Đà Nẵng tăng nhẹ
- 3 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng doanh số FMCG
- Kích cầu tiêu dùng nội địa: Cần phù hợp, kịp thời
- Sẽ có nhiều “cú bắt tay” giữa những nhà bán lẻ trực tuyến và trực tiếp
- Sẽ có nhiều “cú bắt tay” giữa những nhà bán lẻ trực tuyến và trực tiếp
- Cách ngành F&B bật dậy hậu Covid-19: Nhân viên Golden Gate lau kính bị mờ cho khách ăn lẩu, The Coffee House bán hàng qua Tiki