MSI: Con đường từ bờ vực lên tới đỉnh vinh quang
Được thành lập vào năm 1986 tại Đài Loan với trọng tâm là thiết kế và sản xuất sản xuất bo mạch chủ cho máy tính. Năm 2003, MSI sản xuất thêm máy tính xách tay và 2008 thì có thêm sản phẩm máy tính xách tay dạng siêu nhỏ (netbook). Ở thời điểm đỉnh cao, MSI đạt doanh thu lên đến 3,1 tỉ đô la một năm.
Mặc dù, đã có ít nhiều thành công, MSI vẫn là một người đến trễ trong ngành công nghiệp phần cứng. Năm 2009, MSI bắt đầu nhận ra không thể cạnh tranh với những gã khổng lồ như Dell, HP và Lenovo. Doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng, giá cổ phiếu của công ty tụt xuống mức thấp nhất vào năm 2011.
Những người sáng lập MSI đã đưa ra giải pháp sinh tồn, thay đổi chiến lược kinh doanh: Tập trung vào lĩnh vực PC Gaming và thuê nhân viên có đam mê chơi game để tạo ra sự thay đổi đột phá cho Công ty.
Cơ hội bùng nổ
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp game và sau đó là sự bùng nổ eSports (các sự kiện thi đấu trò chơi điện tử trực tiếp giữa những người tham gia cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư) đã đem lại cơ hội cho tất các nhà sản xuất thiết bị phần cứng liên quan.
Không giống người dùng máy tính thông thường, người chơi điện tử (game thủ) thường yêu cầu những bộ máy tính với cấu hình cao để có trải nghiệm tốt nhất, và họ sẵn sàng chi thêm tiền cho việc đó. Trong khi doanh số bán máy tính truyền thống chậm hoặc có xu hướng giảm, doanh số bán hàng PC Gaming lại tăng mạnh. Cụ thể, thị trường phần cứng chơi game toàn cầu tiếp tục tăng trưởng và dự kiến đạt 140 tỷ đô la vào năm 2019.
Sự quan tâm đến các thiết bị phần cứng cho game còn được thúc đẩy một phần bởi eSports. Các giải đấu thể thao điện tử quốc tế đã góp phần thúc đẩy doanh thu của ngành eSports đạt 500 triệu đô la trong năm 2016, tăng hơn 50% so với cùng thời điểm năm 2015.
Sự lớn mạnh của eSport.
Bằng việc cung cấp các thiết bị cao cấp, mạnh mẽ, bền bỉ và ổn định, MSI đã nhảy vào ngành công nghiệp game. Công ty đã cung cấp các thiết bị chuyên phục vụ cho game như: dòng máy tính xách tay chơi game (từ phổ thông đến cao cấp), máy tính để bàn chuyên game, card đồ họa, bo mạch chủ và thiết bị ngoại vi (bàn phím, chuột, tai nghe…) chuyên game.
MSI còn phát triển VR One, một “ba lô” PC cho phép người chơi trải nghiệm không gian thực tế ảo mà không phải vướng bận các dây cắm tín hiệu như thông thường.
Cấu trúc của một Pivot thành công
Sự chuyển biến của MSI thành một nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp phần cứng chơi game không đơn thuần ngày một ngày hai mà dựa trên những thay đổi quan trọng.
Trở nên quen thuộc với khách hàng: Để thực hiện sự thay đổi đáng kể trong chiến lược kinh doanh của mình, MSI không chỉ dựa vào báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường về giá cả và thiết kế sản phẩm của họ. Năm 2013, MSI đã cử đại diện bán hàng đến 30 quốc gia, tham quan các trường đại học địa phương và phỏng vấn sinh viên nhằm xác định các ưu tiên của họ và thông số phần cứng sử dụng khi tham gia trò chơi eSports.
Trái với các suy nghĩ thông thường rằng game thủ muốn máy tính xách tay nhỏ gọn, đi kèm với đó là hiệu năng “nhỏ gọn” tương ứng, MSI phát hiện ra rằng cái game thủ thực sự muốn là cấu hình cao - bất kể giá hay trọng lượng và tuổi thọ pin.
Đi thẳng vào nguồn để phát triển: Không ai hiểu sản phẩm bằng chính người sử dụng. Với suy nghĩ đó, MSI đã tuyển dụng hàng loạt game thủ kỳ cựu vào nhóm phát triển sản phẩm của mình để tạo ra những sản phẩm mang những đặc trưng mà một game thủ cần.
Nhân viên phải thực hiện cam kết: Trong một thông báo toàn công ty năm 2012, Henry Lu – một trong những đồng sáng lập – thông báo rằng bất kì ai không cảm thấy hứng thú với hướng đi mới của MSI nên rời công ty. Ông yêu cầu tất cả nhân viên mới phải chứng tỏ được niềm đam mê với game và các thiết bị chơi game hiệu năng cao. Trong vòng 2 năm, khoảng 400 người đã rời MSI. Nhưng trái ngược với đó, một số mảng kinh doanh đã tăng đến hơn 50% doanh thu.
MSI có dải sản phẩm chuyên phục vụ cho Game.
Và chiến thắng
MSI đã có kỷ lục 13 năm tăng trưởng liên tiếp. Năm 2016, công ty đạt doanh thu khoảng 3,23 tỉ đô la, tăng hơn 18% so với con số 2,74 tỉ đô la của năm trước đó.
Theo nghiên cứu mới nhất của DigiTimes và Viện nghiên cứu Topology của Trung Quốc, MSI hiện là thương hiệu PC gaming lớn nhất thế giới với thị phần lên đến 19%.
Với sự thay đổi mạnh mẽ của mình, MSI cho biết họ dự kiến sự tăng trưởng của toàn công ty sẽ không nằm dưới mức 2 con số. Đây là một tương lai tươi sáng cho một công ty mà chỉ cách đây không lâu còn nằm bên bờ vực của sự sống.
TIN CŨ HƠN
- Doanh nghiệp châu Âu vẫn lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam
- Grab sắp mở dịch vụ giao hàng tạp hoá ở Việt Nam, chuẩn bị trở thành "siêu ứng dụng"
- Nghịch lý ngành điều: Cửa mở càng rộng, cơ hội càng hẹp
- Phong thái doanh nhân lịch lãm của dàn “cá mập” trong Shark Tank Việt Nam
- Kinh doanh đa cấp với giá vốn siêu thấp, Amway, Herbalife đang thu về hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm tại Việt Nam
- 8/10 thị trường quốc tế của Viettel đã kinh doanh có lãi
- Cao trào đại chiến cửa hàng tiện lợi: 7-Eleven khai trương 2 cửa hàng/tháng, Vingroup đặt mục tiêu 4.000 siêu thị Vinmart+, Petrolimex sẽ mở shop tại các cây xăng trên cả nước
- Chỉ 3 tuần sau tuyên bố làm điện thoại thương hiệu Việt, Vingroup đã mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ hãng sản xuất smartphone hàng đầu Tây Ban Nha
- Lời giải cho bài toán gia nhập chuỗi cung ứng xuyên quốc gia: Từ "cửa ải" Samsung đến dự án ô tô Vinfast
- Nhu cầu thay đổi, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng không thiết yếu như PNJ, Thế giới Di động, FPT Retail sẽ được hưởng lợi