Ngành bán lẻ nội bứt phá, không chấp nhận nhường sân
Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), từ năm 2011 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có chậm lại, nhưng tính chung từ 2006-2016, tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực này luôn cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng thời kỳ.
Tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ Việt Nam đang rất mạnh mẽ.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Việt Nam đã và đang là một trong những thị trường bán lẻ nổi bật ở Châu Á, tốc độ tăng trưởng khoảng 89%/năm. Cùng với đó là tiềm năng về dân số với hơn 90 triệu người. Ngoài ra, thị trường nông thôn rất tiềm năng nhưng còn đang bỏ ngỏ, hệ thống cửa hàng tiện lợi phát triển.
Ông Phú cho rằng, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của kênh bán lẻ thì tốc độ phát triển của các cửa hàng tiện ích cũng rất nhanh và mạnh. Hiện cả nước có 4.000 cửa hàng tiện ích cùng với 700 siêu thị và 125 trung tâm thương mại. Nguồn cung của thị trường bán lẻ rất dồi dào. Ngoài kênh bán hàng trực tiếp còn có kênh bán hàng online, quy mô khoảng 4 tỷ/năm với tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm và có nhiều triển vọng trong tương lai không xa. Có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam đang là “miếng bánh béo bở” hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Cùng quan điểm, ông Lê Phú Toàn-Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu THT Việt Nam nhận định: “Thị trường bán lẻ của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự khởi sắc, lý do là nền kinh tế mở cửa, các tập đoàn lớn từ nước ngoài đầu tư ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Thị trường bán lẻ của Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh và sẽ cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới”.
Mặc dù thừa nhận tốc độ phát triển thương mại, dịch vụ trong nước thời gian qua vô cùng sôi động, ông Vũ Vinh Phú cũng chỉ ra những hạn chế của thị trường bán lẻ Việt Nam đó là chi phí thuê mặt bằng đang quá cao, nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp, nguồn cung ứng chưa ổn định, hàm lượng công nghệ trong quản lý còn kém. Đi cùng với đó là sự đầu tư ồ ạt của các tập đoàn nước ngoài, điều này tác động lớn đến nhà phân phối bán lẻ trong nước. Thứ 2, các doanh nghiệp Việt bán lẻ Việt còn yếu về vốn, thiếu sự liên kết trong quản trị doanh nghiệp. Nhiều khi còn ép các nhà cung ứng hàng hóa Việt khi vào kênh siêu thị bán lẻ với chiết khấu, chi phí cao. Thứ 3 là hệ thống mua bán tại Việt Nam qua rất nhiều trung gian, tầng lớp cho nên giá hàng hóa bị đẩy lên cao.
Về phía doanh nghiệp, ông Lê Phú Toàn lo ngại, một trong những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là sự cạnh tranh giữa các “ông lớn” trong ngành bán lẻ, họ có tiềm lực tài chính, có nguồn nhân lực chất lượng, được đầu tư công nghệ bài bản. Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có uy thế trước các nhà cung cấp, do vậy, các công ty bán lẻ có quy mô nhỏ gặp rất nhiều khó khăn về cạnh tranh.
Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai minh bạch trong cuộc đua bán lẻ, giữa trong nước và ngoài nước, giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại. |
Để thị trường bán lẻ của Việt Nam có thể phát triển và sánh vai được với thị trường bán lẻ thế giới, ông Lê Phú Toàn cho rằng, cần có sự hỗ trợ về mặt chính sách vĩ mô, ưu tiên cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước về mặt bằng, thuế suất để cân bằng với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp cần chủ động hội nhập, đầu tư chất lượng nhân sự, đầu tư công nghệ quản lý quản trị, quảng bá thương hiệu, nguồn cung cấp hàng hóa chất lượng...
Ông Phú kiến nghị: “Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai minh bạch trong cuộc đua bán lẻ, giữa trong nước và ngoài nước, giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại. Cần giảm chi phí cho các doanh nghiệp bán lẻ nội khi mà điều kiện kinh doanh, khả năng tiếp cận vốn còn hạn chế. Bản thân các doanh nghiệp Việt phải tự vươn lên, liên kết lại, khắc phục những điểm yếu của mình để có thể chống chọi với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Phú nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập giữa các nền kinh tế, doanh nghiệp cần phải xây dựng đạo đức văn hóa kinh doanh, không buôn bán hàng cấm hàng giả; giữ gìn thương hiệu, giữ chân khách hàng, tăng cường hình thức bán hàng kể cả trực tiếp hay online; Phải có sự gắn bó giữa sản xuất và phân phối và chia sẻ lợi nhuận giữa người sản xuất và người bán hàng”…/.
TIN CŨ HƠN
- Bộ Công thương đang "thiết kế" thêm điều kiện kinh doanh mới cho kinh doanh bán lẻ?
- Thị trường đồ chơi "rộn ràng" trong ngày 1/6
- Thị trường hàng hóa ngày 01/6: Dầu thô tiếp tục giảm mạnh, thép lên cao nhất 2 tuần, giá đường cũng tăng
- Thị trường hàng hóa ngày 31/5: Dầu, vàng, cà phê, đường tăng giá mạnh trong khi đồng xuống mức thấp nhất 3 tuần
- Thị trường hàng hóa ngày 30/5: Kim loại và thép cùng tăng giá nhờ thị trường xây dựng Trung Quốc phục hồi
- Tp.HCM dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa
- Thị trường hàng hóa ngày 25/5: Vàng, chì tăng giá mạnh trong khi dầu mỏ và cà phê giảm sâu
- Thị trường hàng hóa ngày 24/5: Vàng, cacao, chè, đường cùng tăng giá trong khi dầu mỏ, cao su và thép đều đi xuống
- Hàng hóa ngày 23/5/2018: Dầu thô và vàng đều tăng, giá đường cao nhất 5 tuần, thép thấp nhất 1 tháng, chì đạt đỉnh 2,5 tháng
- Thị trường hàng hóa ngày 22/05/2018: Dầu, cao su, đường tăng giá mạnh trong khi vàng, quặng sắt, đậu tương giảm sâu