Ngành bán lẻ và dịch vụ ăn uống Nhật kinh doanh khốn đốn

Xu thế sụt giảm này đe dọa sẽ kéo dài tại Nhật, và như vậy Nhật sẽ tiếp bước Mỹ, nơi mà hàng loạt chuỗi kinh doanh hàng hóa đang chết yểu trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày một phát triển.
Ngành bán lẻ và dịch vụ ăn uống Nhật kinh doanh khốn đốn
 
 Các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng tại Nhật đang thu hẹp quy mô kinh doanh khi mà thương mại điện tử và việc dân số sụt giảm khiến cho những mô hình kinh doanh phụ thuộc việc khai trương cửa hàng mới buộc phải thay đổi, theo tin từ Nikkei.

Nhật hiện đang có tổng số 118 nghìn cửa hàng bán lẻ và nhà hàng, giảm 1% so với cuối năm 2018, theo phân tích của Nikkei dựa trên số liệu của các nhóm thương mại.

Chủ tịch FamilyMart thuộc FamilyMartUny Holdings, Takashi Sawada, nhận xét: “Ngành bán lẻ đang khó khăn toàn diện khi mà nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa”. Family Mart đã buộc phải đóng cửa các cửa hàng tiện lợi liên tiếp trong 2 năm liên tiếp.

Số lượng các nhà hàng tại Nhật giảm 2,4% và như vậy ghi nhận tháng giảm đầu tiên trong 3 năm, theo phân tích của Nikkei. Số lượng các cửa hàng kinh doanh tổng hợp giảm 1,8% và như vậy có tháng giảm tháng thứ 11 liên tiếp, số lượng siêu thị giảm 0,3%.

 Các số liệu mới nhất cho người ta thấy tình hình kinh doanh khó khăn của các nhà bán lẻ và kinh doanh nhà hàng ăn uống, nhiều công ty lớn trong ngành đang phải chấp nhận đưa ra những chính sách chưa từng được nghĩ đến trước đó. Tập đoàn Seven & i Holdings, tập đoàn sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven tại Nhật, đang cân nhắc lại chính sách mở cửa 24 tiếng đồng thời hãm lại tốc độ khai trương cửa hàng mới.

Số lượng các cửa hàng tiện lợi gần như không thay đổi, chỉ tăng 0,1% so với cuối năm 2018, theo phân tích của Nikkei.

Số liệu mới công bố cũng tính đến thay đổi của công việc kinh doanh tại 4 công ty lớn không thuộc các ngành bán lẻ và kinh doanh nhà hàng ăn uống bao gồm Uniqlo thuộc FastRetailing, hãng kinh doanh quần áo Shimamura, hãng kinh doanh giày ABC-Mart và công ty kinh doanh hàng nội thất Nitori.

Tính cả 4 công ty này, số lượng các cửa hàng cũng chỉ tăng 0,6%, và không thể đảo ngược được xu thế suy giảm nói chung.

Nghiên cứu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cho thấy quy mô của các cửa hàng bán lẻ, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ, giảm gần 4% trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016. Cả các doanh nghiệp nhỏ lẫn doanh nghiệp lớn đều phải đóng cửa bớt cửa hàng.

Mos Food Services đang phải đóng cửa bớt chuỗi kinh doanh Mos Burger tại Nhật trong năm tài khóa hiện tại, cùng lúc đó, hãng mở rộng kinh doanh sang Philippines.

Theo: Trí Thức Trẻ/Diễn đàn đầu tư


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật