Sendo đón đầu tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam
Từ đầu tháng 4, sàn thương mại điện tử Sendo công bố chính sách miễn phí thanh toán cho tất cả nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử Sendo. Chính sách ưu đãi áp dụng cho mọi phương thức thu hộ tiền mặt, thanh toán qua thẻ và ví điện tử, đồng nghĩa với việc Sendo sẽ hỗ trợ thêm 10.000-20.000 đồng cho mỗi đơn hàng trị giá từ một triệu đồng.
Bên cạnh lợi thế cạnh tranh về chính sách miễn phí thanh toán, Sendo còn áp dụng các chương trình hỗ trợ người bán khuyến mại, kích cầu nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng, cũng như kết hợp các chương trình marketing thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà bán hàng.
Sàn thương mại điện tử miễn phí thanh toán cho các nhà bán hàng từ đầu tháng 4. |
"Chúng tôi kỳ vọng việc miễn phí thanh toán sẽ hỗ trợ người bán một cách thiết thực trước sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng của ngành thương mại điện tử", ông Lê Anh Huy - Phó tổng giám đốc Sendo chia sẻ.
Thu hút thêm người bán từ ưu đãi chi phí là chiến lược bước đầu của Sendo đón đầu tốc độ phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Đại diện công ty nhìn nhận để mời gọi người bán hàng gia nhập sàn thì việc phải tăng cường đầu tư, thêm nhiều tiện ích, ưu đãi là điều cần thiết.
Trong thời gian qua, Sendo liên tục giới thiệu nhiều chính sách tối ưu cho cả người bán và người mua. Từ cuối năm 2018, sàn thương mại điện tử tung hàng chục nghìn sản phẩm giá 1.000 đồng. Đây là là chiến lược thu hút khách hàng truy cập website và tải ứng dụng của Sendo trong cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử. Doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ về tài chính, nền tảng công nghệ lẫn chiến lược triển khai giao vận.
"Việc duy trì và phát triển các chính sách ưu đãi sẽ góp phần hỗ trợ bên bán và người dùng chuyển đổi hành vi mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến", đại diện Sendo nhấn mạnh.
Theo hệ thống nghiên cứu thị trường Statista, Việt Nam hiện có 51,1 triệu người mua sắm online, kinh doanh trực tuyến kỳ vọng thu về 2,7 tỷ USD, tương đương tăng trưởng 19,9% trong 2019. Dự báo đến năm 2020, doanh thu thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 3,2 tỷ USD.
Doanh nghiệp đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ cho người bán, thêm nhiều dịp ưu đãi cho người mua hàng. |
Theo một công bố của iPrice - cộng đồng mua sắm online Đông Nam Á, Sendo là một trong 10 sàn thương mại điện tử hàng đầu khu vực, tăng trưởng cao trong năm 2018. Năm ngoái, sàn thương mại điện tử cũng nhận được khoản đầu tư 51 triệu USD từ 8 nhà đầu tư lớn, gồm SBI Nhật Bản, SoftBank Ventures Korea, Daiwa PI Partners và SKS Ventures, FPT, eContext Asia, BeeNext và Beenos.
Sendo khẳng định trong tương lai sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống, chính sách để tạo điều kiện tốt nhất cho người bán cạnh tranh công bằng, trong khi vẫn đảm bảo quyền lợi của người mua khi giao dịch trên sàn thương mại điện tử.
Bảo An
Theo: vnexpress.net
TIN CŨ HƠN
- Lazada không cho kiểm hàng khi nhận, nhiều người lo mua nhầm hàng giả
- Đây là mô hình kinh doanh tiềm năng nhờ 'ăn theo' sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới
- Vì sao Amazon phải rút khỏi thị trường Trung Quốc?
- Ngành TMĐT Việt Nam tăng trưởng 30%/năm nhưng đang đối mặt căn bệnh được Jack Ma ví là 'ung thư' và đây là cách Bộ công thương ứng phó
- Việt Nam có đại dịch "1 sao" còn trên Amazon, đại dịch "5 sao" đang nhấn chìm website thương mại điện tử lớn nhất thế giới này
- Năm sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam nói không với hàng giả
- Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử
- Quyền năng của sự tương tác
- Được xem là trợ thủ của thương mại điện tử nhưng thực tế sử dụng công cụ này là một điều bất ngờ tại Việt Nam
- Làm gì để thu hút tâm trí người tiêu dùng thế hệ Millennials?