Tại sao các chuỗi cửa hàng bán lẻ giá rẻ đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam?
Những cửa hàng này bán rất đa dạng các loại hàng hóa, từ hàng tiêu dùng, mỹ phẩm cho đến các mặt hàng thời trang, điện tử. Vào thời điểm tháng 11/2018, thương hiệu Miniso đã đưa vào hoạt động được 41 cửa hàng và Mumuso đã có 23 cửa hàng trên toàn quốc.
Những nhãn hiệu bán lẻ giá rẻ phổ biến như thế nào và lý do tại sao những nhãn hiệu này phát triển nhanh như vậy trong một khoảng thời gian ngắn? Để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát ngắn ở thị trường Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Theo kết quả của cuộc khảo sát, những nhãn hiệu lớn như Daiso hay Miniso được nhận biết bởi hơn 70% số người được hỏi. Mức độ nhận diện cao của các nhãn hiệu này là nhờ vào vị trí cửa hàng đắc địa cũng như nhờ vào những kênh thông tin online như Internet và Facebook.
Vậy đâu là lý giải cho sự phát triển nhanh chóng của các chuỗi cửa hàng bán lẻ giá rẻ? Câu trả lời là sự kết hợp giữa ba yếu tố - “giá rẻ”, “hàng hóa đa dạng” và “chất lượng hàng hóa tốt”. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra yếu tố giá và sự đa dạng hàng hóa khi ghé thăm bất cứ một cửa hàng bán lẻ giá rẻ nào. Hàng hóa được bầy bán với đa dạng chủng loại và mức giá rất cạnh tranh. Về chất lượng, để tạo ấn tượng chất lượng sản phẩm tốt, những cửa hàng bán lẻ giá rẻ thường bằng cách nào đó nhấn mạnh hình ảnh gắn với Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Ví dụ như trường hợp của Miniso, nhãn hiệu này khiến nhiều người nhầm tưởng là nhãn hiệu Nhật Bản với cách thiết kế logo và việc thuê các nhà thiết kế Nhật Bản. Tuy nhiên, trên thực tế, chuỗi cửa hàng Miniso đến từ Trung Quốc.
Từ đây, một câu hỏi đặt ra là liệu người Việt có biết rõ xuất xứ của những nhãn hiệu bán lẻ giá rẻ hay không? Theo kết quả của cuộc khảo sát, 45% số người được hỏi cho rằng Miniso “đến từ Nhật Bản” trong khi chỉ có 18% biết được thực sự nhãn hiệu này "đến từ Trung Quốc". Tương tự với một nhãn hiệu Trung Quốc khác là Mumuso khi 48% nghĩ rằng Mumuso "đến từ Hàn Quốc". Người Việt Nam dựa vào "quốc gia xuất xứ" như là thước đo của chất lượng và cả hai công ty trên đã định vị nhãn hiệu rất tốt bằng cách liên kết nhãn hiệu của mình với Nhật Bản/ Hàn Quốc.
Mặt khác, một số người đã nhận ra các thương hiệu nói trên là của Trung Quốc và truyền miệng thông tin này đến với ngày càng nhiều người khác. Dù rằng vẫn có một bộ phận khách hàng biết nguồn gốc thật sự của những chuỗi cửa hàng này và vẫn mua hàng thường xuyên nhờ vào yếu tố hàng hóa đa dạng và thiết kế đẹp, đây vẫn sẽ là một nguy cơ mà các nhãn hiệu này cần quan tâm.
Với sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và kiến thức chuyên gia trong ngành nghiên cứu thị trường, Asia Plus luôn luôn theo dõi và cung cấp những xu hướng thị trường mới nhất để giúp doanh nghiệp phát triển thành công tại Châu Á.
Theo:
TIN CŨ HƠN
- Cửa hàng tiện lợi là kênh mua sắm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 8 năm qua
- 4 xu hướng dẫn dắt thị trường bán lẻ Sài Gòn
- Đại gia bán lẻ nào đang kinh doanh lãi nhất
- Thị trường bán lẻ Việt Nam - Môi trường thu hút nhà đầu tư nước ngoài
- Nhà bán lẻ Việt Nam rất… cô đơn!
- Vì sao hàng Thái xâm chiếm thành công thị trường Việt?
- Thị trường mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM hiện giờ ra sao?
- "Thời khắc thú vị" của ngành bán lẻ Việt Nam đã đến!
- Zara, H&M, Uniqlo vào Việt Nam sẽ 'cứu' trung tâm thương mại?
- Đại gia bán lẻ Thái Lan mở trạm trung chuyển trái cây ở miền Tây