Thị trường đồng hồ “thơm” cỡ nào mà khiến TGDĐ, PNJ, Doji nhập cuộc?
Một thị trường “thơm” hơn 700 triệu USD
Theo một nghiên cứu được Cty CP vàng bạc đá quí Phú Nhuận (PNJ) công bố vào năm 2018, thị trường đồng hồ đeo tay tại Việt Nam có giá trị gần 750 triệu USD, tương đương khoảng 17.000 tỉ đồng.
Trong “chiếc bánh” hơn 17.000 tỉ đồng rất “thơm” này, hiện chưa có nhà phân phối nào đáng mặt được gọi là “đại gia” với việc chiếm từ 20% thị phần trở lên. PNJ sau khi thử nghiệm và nhập cuộc thị trường này, hiện có khoảng 20 cửa hàng bán đồng hồ.
Một cái tên lớn thứ hai là Tập đoàn vàng bạc đá quí Doji cũng mới gia nhập thị trường đồng hồ đeo tay gần đây nhưng chưa đủ sức lan tỏa rộng.
Cả hai nhà bán lẻ trên chủ yếu bán các sản phẩm đồng hồ phân khúc giá thấp và trung bình, tập trung vào những dòng đồng hồ thời trang và đồng hồ thông thường chủ yếu dành cho nữ, có mức giá chủ yếu từ 10 triệu đồng trở xuống.
Ở phân khúc giá trung bình và cao có các chuỗi bán lẻ của Đăng Quang Watch và Galle Watch, với việc phân phối một số thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ, Nhật Bản… có mức giá từ 10 triệu đồng trở lên cho đến hàng chục triệu đồng/chiếc.
Tuy nhiên theo đánh giá của Cty CP chứng khoán Rồng Việt, thị trường đồng hồ đeo tay tại Việt Nam đang phân mảnh và bát nháo.
Trên thực tế cho đến thời điểm hiện tại, có rất ít chuỗi bán lẻ đồng hồ đeo tay tại Việt Nam có được niềm tin tuyệt đối từ người tiêu dùng.
Lợi nhuận còn… “thơm” hơn
Cách lựa chọn như anh Quốc là khá phổ biến đối với những người có điều kiện đi nước ngoài, có thể mua đồng hồ ở Mỹ, Châu Âu, Singapore… Giá thường cũng rẻ hơn so với tại Việt Nam, nhưng trên hết là sự yên tâm về chất lượng và hàng thật chứ không phải hàng nhái, hàng giả.
Một chuyên trang chuyên thẩm định đồng hồ từng đưa ra thông tin, qua 20.000 chiếc được thẩm định thì có tới 8.600 chiếc là giả, nhái trong đó có những chiếc nhái các thương hiệu nổi tiếng được bán tại các cửa hàng ghi rõ là “phân phối đồng hồ chính hãng” với mức giá hơn chục triệu đồng đến vài ngàn USD.
Đối với các dòng đồng hồ thời trang thì càng rơi vào tình trạng “vàng thau lẫn lộn” với việc đóng thương hiệu nhiều hãng thời trang nổi tiếng nhưng mức giá chỉ từ vài trăm ngàn đến khoảng một triệu đồng đã có thể sở hữu được một chiếc.
Khi hai “ông lớn” chuyên kinh doanh vàng bạc đá quí nhảy vào thị trường đồng hồ đeo tay chưa gây chú ý quá nhiều, song đến lượt nhà bán lẻ số 1 về công nghệ là Thế Giới Di Động nhảy vào tiếp, thì vấn đề lợi nhuận bán lẻ đồng hồ đã được “soi” kĩ hơn.
Và cuối cùng, lợi nhuận của việc phân phối bán lẻ đồng hồ đã thực sự gây kinh ngạc. Tỉ suất lợi nhuận của ngành bán lẻ đồng hồ vượt qua lợi nhuận của ngành hàng kinh doanh vàng bạc đá quí, điện thoại, điện máy…, thậm chí đạt ở mức 60-70%.
Trong khi dư địa thị trường còn rất lớn vì chưa có chuỗi nào chiếm thị phần hơn 20%, và tỉ suất lợi nhuận cao đến mức như vậy, đó chính là thỏi nam châm hút các “ông lớn” bán lẻ nhập cuộc.
Lao động
TIN CŨ HƠN
- Hòa Phát đặt kế hoạch lợi nhuận sụt giảm 22% trong năm 2019
- Tham vọng mở rộng thị trường của ông lớn thời trang HUGO BOSS
- Bánh Merry – Cú bứt phá thương hiệu bánh kẹo Việt
- FPT Retail sẽ mở 70 cửa hàng thuốc Long Châu mỗi năm, đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần, doanh thu 10.000 tỷ đồng
- Trong lúc TGDĐ kinh doanh thêm đồng hồ thì “người anh em” Điện Máy Xanh đem bát đĩa nồi niêu gia dụng ra vỉa hè bán thêm
- Đây là lý do Thế giới Di động nhắm tới bán đồng hồ: Thị trường 748 triệu USD nhưng "bát nháo", biên lãi gộp tới 70%, các đối thủ PNJ và Doji chủ yếu mạnh về đồng hồ nữ
- Amazon công bố kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng tại Việt Nam
- Nikkei: Việt Nam đứng thứ 5 về tiêu thụ mì ăn liền, Acecook Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán mì ly tại Việt Nam
- Go-Jek vừa thông báo được rót 100 triệu USD, một ngày sau Grab công bố con số gấp 15 lần
- Grab đã đổ bao nhiêu tiền đầu tư vào Việt Nam?