Thương mại điện tử Việt Nam có diễn biến mới, hứa hẹn gay cấn
Chương trình tiếp thị liên kết YouTube Shopping có các tính năng gồm: tab cửa hàng trên kênh; gắn thẻ sản phẩm trong Video Shorts và Livestream hoặc kệ sản phẩm trong cửa hàng của bạn; ghim sản phẩm trong sự kiện phát trực tiếp.
Với các tính năng này, người dùng có thể kết nối cửa hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee với YouTube để giới thiệu sản phẩm, gắn link sản phẩm của các thương hiệu khác trong nội dung và xem số liệu phân tích của YouTube để biết hiệu suất của những sản phẩm được gắn thẻ.
Theo các chuyên gia thương mại điện tử, đây sẽ là cơ hội để nhà sáng tạo nội dung và nhà bán hàng có thêm địa điểm hoạt động, tăng nguồn thu và không bị phụ thuộc vào một nền tảng duy nhất.
Theo KOL Nguyễn Quyết, việc YouTube triển khai tính năng tương tự gắn giỏ hàng ở TikTok sẽ giúp người dùng mua sắm tiện lợi hơn, bởi không cần rời khỏi video để tìm kiếm sản phẩm.
YouTube ra mắt YouTube Shopping tại Việt Nam
"Sự kết hợp giữa YouTube và Shopee sẽ giúp tăng sức cạnh tranh và kéo thêm người dùng. Dự báo đây là xu thế sẽ được các nền tảng mạng xã hội triển khai rộng rãi trên toàn cầu để tiếp cận người xem và nhà bán hàng tốt hơn" - ông Quyết nhìn nhận.
Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin YouTube và nền tảng thương mại điện tử Shopee ra mắt dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Indonesia với tên gọi là YouTube Shopping, đồng thời có kế hoạch mở rộng sang khu vực Đông Nam Á. YouTube Shopping cũng đã hoạt động tại Hàn Quốc và Mỹ.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Công ty phân tích và tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử YouNet ECI, trong quý II/2024, người tiêu dùng chi 87.370 tỉ đồng mua sắm trên 4 sàn thương mại điện tử đa ngành lớn ở Việt Nam gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki; tăng 10,4% so với quý I/2024.
Trong đó, riêng tổng giao dịch của Shopee đạt 62.380 tỉ đồng, chiếm đến 71,4% thị phần; xếp thứ hai là TikTok Shop với 19.240 tỉ đồng, tương đương 22%.
Tổng giao dịch của hai sàn còn lại là Lazada và Tiki lần lượt đạt 5.160 tỉ đồng (5,9%) và 584 tỉ đồng (0,7%).
Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng giao dịch của Shopee đạt 116.120 tỉ đồng, chiếm 69,7%; còn Tiktok là 37.600 tỉ đồng, chiếm 22,6%.
Tính riêng sự kiện Ngày đôi 10-10, trên TikTok Shop ghi nhận gần 20 triệu lượt xem livestream với 10 triệu người tiêu dùng xem và mua hàng thông qua các phiên live, theo dữ liệu của hệ thống đánh giá độc quyền Stickler Livescore.
Với sự tăng trưởng ấn tượng của TikTok Shop, thị trường bán lẻ trực tuyến đang là "sân chơi" của Shopee và TikTok Shop. Động thái Shopee bắt tay với YouTube cho thấy "cuộc chiến" giữa hai nền tảng ngày càng gay cấn.
Người Lao Động
TIN CŨ HƠN
- Trước khi Temu xuất hiện, cuộc chơi “đốt tiền” của TMĐT Việt Nam đã có hồi kết: Shopee tăng 70% doanh thu, lãi hàng nghìn tỷ trong khi đối thủ vẫn lỗ đậm
- Temu chính thức xuất hiện tại Việt Nam, rất có thể sắp mua lại 1 nền tảng TMĐT trong nước
- Doanh nghiệp Việt kể chuyện "xông pha" ra thế giới trên livestream Shopee Tinh Hoa Việt Du Ký 15/9
- Lazada và ‘mỏ vàng’ TMĐT hơn 300 tỷ USD ở Đông Nam Á
- Shopee báo kết quả 'không tưởng' dịp 8/8: Hơn 1 tỷ tấn sản phẩm bán ra, riêng phí vận chuyển người Việt tiết kiệm được là 625 tỷ đồng
- Hết thời "cứ mở shop online là bán được hàng": Thêm 26.000 nhà bán không ghi nhận doanh thu trên các sàn TMĐT trong quý II
- Diễn biến mới trên thị trường Ví điện tử sau khi Moca rời đi: VNPAY dẫn đầu, ngôi á quân gọi tên MoMo
- 12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không “đổi ngôi”
- Sàn TMĐT trở thành lối đi tắt cho doanh nghiệp dệt may
- Kinh doanh online, offline đều khó: Heineken "bốc hơi" hàng tỷ đồng lợi nhuận, doanh số "lao dốc" hơn 60% trên Shopee, Lazada, Tiki