Tiki vừa mua công ty bán vé sự kiện trực tuyến TicketBox, tấn công lĩnh vực giải trí
Ngày 2/8/2019, Tiki Investment - một công ty con của trang thương mại điện tử Tiki - đã hoàn tất việc mua lại 100% vốn của công ty bán vé sự kiện trực tuyến Ticket Box, với động thái sẽ trở thành một cổng thương mại điện tử "tất cả trong một". Tiki Investment hiện có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, được thành lập vào cuối năm 2018.
Vào cuối tháng 7, CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn cũng đã tiếp quản vị trí CEO của TicketBox thay ông Trần Tuấn Anh.
Được thành lập từ tháng 10/2013, TicketBox là công ty bán vé sự kiện trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Công ty này hợp tác với rất nhiều nhà tổ chức sự kiện và các chương trình quy mô lớn hàng đầu Việt Nam để cùng tổ chức các lễ hội âm nhạc, sự kiện âm nhạc K-pop, buổi hòa nhạc. Công ty được hỗ trợ bởi công ty truyền thông Thái Lan Ookbee, 500 Startups và Susquehanna International, theo Crunchbase. Ngoài các giải pháp thanh toán và phân phối nhanh thông qua nền tảng trực tuyến, Ticketbox cũng cung cấp cho các đối tác của mình phân tích hành vi khách hàng thông qua dữ liệu lớn, giúp họ hướng đến đúng đối tượng mục tiêu.
Đây là lần đầu tiên Tiki mua lại một công ty, thương vụ này đánh dấu bước đi mới của Tiki trong mảng kinh doanh trong lĩnh vực giải trí. Tiki đã thành lập một quỹ để hỗ trợ 100 video ca nhạc của các nghệ sĩ trong nước trong năm 2019, có thể kể đến như các MV của Trường Giang, Nhã Phương, "Lửng lơ" (B-Ray và Masew), "Bạc phận" (K-ICM ft. Jack), "Đừng yêu nữa, em mệt rồi" (Min), "Anh ơi ở lại" (Chi Pu) và "Yêu được không?" (Đức Phúc)… Điểm chung của các MV này là có cảnh nhân viên giao kiện hàng đóng logo Tiki, cuối ca khúc là thông tin thương hiệu.
Tiki xuất hiện trong MV "Anh ơi ở lại" của Chipu
Việc mua lại Ticket Box sẽ là một nền tảng cho phép các nghệ sĩ và các nhà tổ chức sự kiện có thể dễ dàng tiếp cận khán giả.
Người Việt đã tăng chi tiêu cho các chương trình giải trí chất lượng cao trong các năm qua, Tiki cho rằng, thị trường bán vé sự kiện có thể đạt 10 triệu USD năm 2019, trong khi phân khúc vé xem phim có thể đạt 160 triệu USD.
Ông Trần Ngọc Thái Sơn, Chủ tịch kiêm founder của Tiki cho biết bên cạnh việc hỗ trợ về mặt tài chính, Tiki sẽ sử dụng các tài sản hiện có để hỗ trợ Ticket Box không chỉ phục vụ các khán giả Việt Nam mà còn thúc đẩy cả nền công nghiệp giải trí quốc gia. Ticket Box cho rằng sẽ có khoảng 5.000 sự kiện diễn ra cho đến tháng 1/2020 và con số này có thể tăng gấp đôi đến gấp ba mỗi năm.
Tiki đang là nền tảng thương mại điện tử đứng thứ 2 tại Việt Nam, sau Shopee. Công ty có các cổ đông chính gồm CTCP VNG, JD.com, Finup Asia Investment...
TIN CŨ HƠN
- CEO Lazada Việt Nam, đại diện Golden Gate Ventures, Microsoft và hơn 100 startup sẽ quy tụ tại Hanoi Innovation Summit cuối tháng 8
- Mở riêng một chuỗi bán Điện thoại giá rẻ, Thế giới Di động muốn gì?
- Ra mắt chuỗi Điện thoại Siêu rẻ, Thế giới Di động tự tạo ra đối thủ cạnh tranh với hơn 1.000 cửa hàng điện thoại "siêu đắt" của chính mình?
- VinPro bắt đầu mở hàng loạt cửa hàng ở mặt phố, bán thêm đồ nhà bếp
- Mở cửa hàng mặt phố, bán thêm đồ gia dụng, tiếp cận bà nội trợ, phải chăng chuỗi VinPro của Vingroup đang "học theo" chính đối thủ lớn nhất - Điện máy Xanh?
- Vinamilk, Masan và Unilever chiếm lĩnh vị trí top đầu các hãng được tiêu dùng nhiều nhất Việt Nam
- Dời hầm TTTM tìm ra mặt phố, Vingroup mở đồng loạt 10 siêu thị VinPro chỉ trong 1 ngày, quyết đấu thế "một mình một ngựa" của Điện máy Xanh?
- Lotte mở cửa hàng miễn thuế thứ 3 ở Việt Nam, doanh số dự kiến gần 170 triệu đô trong 10 năm
- Không chỉ tụt hạng trên bản đồ TMĐT, doanh thu online của Thế Giới Di Động còn liên tục giảm sâu, xuống thấp nhất 14 tháng
- Loạt hình ảnh Saigon Co.op tái hiện hành trình 30 năm bán lẻ tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Tp.HCM