Vinamilk, Masan và Unilever chiếm lĩnh vị trí top đầu các hãng được tiêu dùng nhiều nhất Việt Nam
Bảng xếp hạng được tính trên điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRPs – consumer reach point), một số liệu đo lường bao nhiêu hộ gia đình đang mua sắm một nhãn hàng và tần suất mua sắm, nó cung cấp số liệu thực về lựa chọn của người mua.
Theo số liệu của Kantar, Unilever giữ vị trí hàng đầu ở khu vực Nông thôn nơi có hơn 60% người tiêu dùng Việt Nam sinh sống và giữ vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng Thành thị.
Vinamilk giữ vững vị trí trong bảng xếp hạng top 1 ở Thành thị và top 3 tại Nông thôn, một phần do các thương hiệu mạnh như Vinamilk, sữa Ông Thọ, Ngôi sao phương Nam...các sản phẩm Vinamilk được mua 6,5 triệu lần bởi người tiêu dùng nông thôn trong năm qua.
Trong số 10 chủ sở hữu thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất, Suntory PepsiCo và Calofic (dầu ăn Cái Lân sở hữu thương hiệu dầu ăn Neptune, Meizan, Simply, có cổ đông chiến lược là tập đoàn Wilmar International) là những công ty có tốc độ tăng trưởng CRPs cao nhất ở 4 thành phố trọng điểm và Nông thôn.
Nestlé là đơn vị duy nhất duy trì sự tăng trưởng mạnh về CRPs trong cả bảng xếp hạng Thành thị và Nông thôn. Điều này nhờ sự tăng trưởng liên tục của Milo - thương hiệu chính của Nestle thông qua rất nhiều hoạt động truyền thông và tiếp thị trong năm 2018.
Trong lĩnh vực thực phẩm, Hảo Hảo và Nam Ngư là hai thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất ở 4 thành phố lớn và nông thôn nhờ nhận diện thương hiệu mạnh, mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước và nắm bắt xu hướng mới nhất. Trong khi Hải Hảo tăng cường các loại gói tiện lợi (mỳ cốc) bằng cách tung ra các hương vị mới, Nam Ngư lại phát triển sản phẩm mới Nam Ngư Phú Quốc đánh vào phân khúc cao cấp.
Tại khu vực nông thôn, mỳ 3 miền (của Uniben) và mỳ Gấu Đỏ (của CTCP Thực phẩm Á Châu) được người tiêu dùng lựa chọn hơn Hảo Hảo.
Cholimex tăng 5 bậc lần đầu tiên lọt top 10 trong bảng xếp hạng đô thị và là một ngôi sao đang lên về tốc độ tăng trưởng nhờ các sản phẩm nước sốt và gia vị mới ra mắt.
Trong lĩnh vực đồ uống, Cocacola vẫn là nhãn hàng được lựa chọn nhiều nhất, 10 triệu lần bởi 70% hộ gia đình tại 4 thành phố lớn. Coca-cola cũng đang mở rộng phạm vi tại nông thôn Việt Nam với mức tăng trưởng hai con số.
Trong khi đó, bia Sài Gòn dẫn đầu tại thị trường nông thôn trong 2 năm liên tiếp, đạt mức tăng trưởng 18% cao nhất về CRPs trong số 10 thương hiệu đồ uống được lựa chọn nhiều nhất.
Nescafe vẫn đang dẫn đầu thị trường café và xếp thứ hai trong bảng thương hiệu đồ uống được lựa chọn tại khu vực nông thôn. Thương hiệu này được 1/3 số hộ gia đình lựa chọn tại cả thành phố lớn và nông thôn năm ngoái.
Aquafina của Suntory PepsiCo là gương mặt mới trong top 10 với mức tăng trưởng điểm số CRP ở mức 24%.
Trong lĩnh vực sữa và các sản phẩm từ sữa, Vinamilk vẫn độc chiếm ngôi vương tại thị trường thành thị và nông thôn. Thương hiệu này tăng trưởng mạnh mẽ nhờ đầu tư vào kênh tiếp thị truyền thông xã hội và mở rộng các sản phẩm mới như sữa đậu nành óc chó, sữa chua nếp cẩm…
Zott Monte và Grow Plus (từ NutiFood) là những thương hiệu mới lọt top 10 thương hiệu hàng đầu tại Thành thị và nông thôn. Sản phẩm của các thương hiệu này chủ yếu nhắm đến nhu cầu của trẻ em đang tăng rất nhanh tại Việt Nam.
Theo: Trí thức trẻ
TIN CŨ HƠN
- Dời hầm TTTM tìm ra mặt phố, Vingroup mở đồng loạt 10 siêu thị VinPro chỉ trong 1 ngày, quyết đấu thế "một mình một ngựa" của Điện máy Xanh?
- Lotte mở cửa hàng miễn thuế thứ 3 ở Việt Nam, doanh số dự kiến gần 170 triệu đô trong 10 năm
- Không chỉ tụt hạng trên bản đồ TMĐT, doanh thu online của Thế Giới Di Động còn liên tục giảm sâu, xuống thấp nhất 14 tháng
- Loạt hình ảnh Saigon Co.op tái hiện hành trình 30 năm bán lẻ tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Tp.HCM
- Saigon Co.op mua lại Auchan sau một tháng thương thảo
- Vincommerce và XAct xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng chuẩn thế giới
- Bibo Mart triển khai siêu thị ảo Virtual Store: Các bố mẹ 4.0 chỉ cần quét mã QR, bỉm sữa sẽ được giao tới nhà sau 2-4 giờ
- Big C ký lại hợp đồng với 150/200 nhà cung ứng
- Vietjet muốn mở sàn TMĐT bán mọi thứ từ bảo hiểm đến dịch vụ tài chính, mục tiêu trở thành "Hãng hàng không tiêu dùng"
- Mở rộng phát triển kênh bán hàng, Tupperware Việt Nam hướng đến một tương lai phát triển bền vững