Tín hiệu vui từ thị trường thực phẩm có lợi cho sức khoẻ tại Việt Nam
Tuy nhiên, đã có một số tín hiệu cho thấy thị trường tiềm năng này đang được khai phá.
Thị trường đầy tiềm năng...
Về mặt tốc độ tăng trưởng, tuy đã qua thời kì tăng trưởng nóng, thị trường nước giải khát Việt Nam vẫn được kì vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Theo Euromonitor (một tập đoàn nghiên cứu thị trường của Anh) đánh giá, Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 về hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm đồ uống tại khu vực ASEAN.
Số liệu của Vietnam Report cho thấy, chỉ số tiêu thụ của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng lần lượt 8,1% và 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo Hiệp hội Bia rượu và Nước giải khát Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, mức tiêu thụ nước giải khát trung bình mỗi người Việt Nam chỉ khoảng 23 lít/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức 40 lít/năm/người của thế giới.
Về mặt nhu cầu người tiêu dùng, theo khảo sát mới về Sức khỏe và Sự nhạy cảm với các thành phần nguyên liệu của Nielsen (2016), 72% người Việt đang theo một chế độ ăn uống đặc biệt để hạn chế hoặc không tiêu thụ một số loại thực phẩm hoặc một vài thành phần nguyên liệu thực phẩm. Và top 3 kiểu ăn kiêng phổ biến tại nước ta đó là hạn chế chất béo, hạn chế lượng đường, hạn chế tiêu thu các loại thịt.
Tuy thị trường tiềm năng là thế, nhưng nước ta đang có 1.800 doanh nghiệp tham gia vào ngành sôi động này. Con số các sản phẩm đồ uống là 7.000, chỉ bằng 1/2 số lượng sản phẩm hiện hành của Nhật. Chưa có nhiều các sản phẩm đồ uống được phân loại là có lợi cho sức khoẻ.
Mới đây, Coca-Cola Việt Nam, trong chiến lược trở thành Công ty nước giải khát toàn diện vừa mới ra mắt sản phẩm mới Coca-Cola Plus. Điều đáng nói, sản phẩm với chứng nhận FOSHU từ Nhật Bản, giúp giảm hấp thu chất béo từ bữa ăn nhờ có bổ sung chất xơ dinh dưỡng. Đây là một tín hiệu cho thấy các "ông lớn" trong ngành đã bắt đầu để ý và khai phá thị trường đầy tiềm năng này.
Trước khi có mặt tại Việt Nam, Coca-Cola Plus đã được đón nhận tốt tại thị trường Nhật Bản- một thị trường vốn rất khó tính. Đây cũng là một trong những lý do Coca-Cola rất tự tin với dòng sản phẩm này.
Việc ra mắt này cho thấy thị trường sản phẩm có lợi cho sức khoẻ tại Việt Nam đã có thêm người tiên phong. Và vì thế, chúng ta có quyền hy vọng một thị trường phát triển sôi động tại Việt Nam trong những năm tới. Điều đặt ra lúc này là làm sao để cho nhiều doanh nghiệp tự tin và mạnh dạn bước chân vào lĩnh vực tiềm năng này.
"Tham khảo" kinh nghiệm từ Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 thế giới về thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, với tỉ trọng sản phẩm có lợi cho sức khoẻ chiếm 175 tỉ trong 5,2 ngàn tỉ doanh thu 2018. Và để làm được điều này, chính phủ đóng một vai trò tích cực khi đưa ra các các chế tài định danh, quản lý các sản phẩm được xếp vào hạng mục thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt với các sản phẩm thông thường.
Các sản phẩm của doanh nghiệp, nếu thoả mãn các tiêu chí về an toàn thực phẩm và chứng minh khoa học và kiểm nghiệm lâm sàng rõ ràng về hiệu quả đối với sức khoẻ, sẽ được chính phủ chào đón bằng các chứng chỉ uy tín, gồm FOSHU (viết tắt của Foods for Special Health Uses) và FFC (Foods with Function Claims) và FNFC (Food with Nutrient Function Claims). Tuy được chính phủ khuyến khích, để sản phẩm được cấp chứng nhận FOSHU thì không hề dễ dàng. Thời gian kiểm nghiệm lên đến 3 năm, qua nhiều khâu từ kiểm tra độ an toàn, hiệu quả với sức khoẻ, thành phần, thông tin sản phẩm, thậm chí nhãn mác bao bì. Chứng nhận FOSHU từ chính phủ đã khuyến khích các nhà khoa học, cũng như doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển để cho ra đời các dòng sản phẩm có lợi cho sức khoẻ. Điều này kích thích thị trường phát triển. Tính đến tháng 1/2018, có 1.143 sản phẩm đăng ký và được cấp chứng nhận FOSHU tại Nhật.
Theo: Nhịp Sống Kinh Tế
TIN CŨ HƠN
- Chuyển đối tượng mục tiêu từ "quý ông" sang "quý bà", Lazada tham vọng xây dựng siêu thị online tại Việt Nam, lượng mua sắm ngang ngửa kênh offline với tỷ trọng 50-50
- Thị trường dần bão hòa, nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng 'bạo chi' cho quảng cáo, khuyến mãi
- Thế Giới Di Động thu nghìn tỷ đồng nhờ bán nồi niêu, xoong chảo
- Gần như không quảng cáo, Zara thu hút khách hàng như thế nào?
- Bách Hóa Xanh vừa có tháng mở rộng mạnh nhất từ trước đến nay, tiêu thụ 6.000 tấn hàng tươi sống trong 1 tháng
- Masan Consumer đặt mục tiêu lãi tối thiểu 4.000 tỷ đồng
- CEO AEON Việt Nam: Tuy mua hàng Việt có giá rẻ nhưng bù lại số lượng rất lớn, năm 2018 AEON mua đến 1.000 tấn cá ba sa từ Việt Nam
- Doanh nghiệp có vượt qua được tiêu chuẩn khắt khe của Amazon?
- Các doanh nghiệp bán lẻ hào hứng thay thế túi ni lông bằng lá chuối, túi tự hủy
- Doanh nghiệp IT Sài Gòn định làm mô hình 'đôi bạn cùng tiến