Masan Consumer đặt mục tiêu lãi tối thiểu 4.000 tỷ đồng
Chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên chiều 23/4, ông Trương Công Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã chứng khoán: MCH) cho biết trong năm nay sẽ tung thêm khoảng 40 sản phẩm của bốn hàng hàng chủ lực gồm gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ uống và thịt chế biến. Công ty sẽ tập trung vào sáu nhóm chiến lược trong tâm, điển hình như phát triển dòng sản phẩm nước tăng lực, bành trướng thị phần mì ăn liền phân khúc bình dân tại miền Nam, thâm nhập thị trường cà phê rang xay...
Masan Consumer đặt mục tiêu ngành hàng đồ uống đóng chai với sản phẩm nước tăng lực sẽ chiếm được 12% thị phần vào cuối năm nay, đồng thời tăng trưởng doanh thu khoảng 40-50% mỗi năm. Sau khi mua lại phần lớn cổ phần của Vinacafe Biên Hòa, công ty kỳ vọng sẽ dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan với 51% thị phần trong vòng 5 năm tới.
Đa dạng hóa danh mục sản phẩm và chiến lược cao cấp hóa ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi được ban lãnh đạo công ty nhận định là cơ sở cho kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 20-30%. Cụ thể, doanh thu năm nay dự kiến dao động từ 20.400-22.300 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông từ 4.050-4.200 tỷ đồng.
4 ngành hàng chủ lực của Masan Consumer gồm gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ uống và thịt chế biến. |
"Tầm nhìn dài hạn từ 2019-2023, công ty muốn tăng trưởng bình quân doanh thu mỗi năm khoảng 20-25% nhờ có thêm những ngành hàng mới như sản phẩm chăm sóc cá nhân, sữa, dược phẩm...", người đứng đầu Masan Consumer nói.
Ông Thắng cho biết thêm, công ty am hiểu thị trường chăm sóc sức khỏe hơn các đối thủ quốc tế nên sẽ khai thác thế mạnh này trong những năm tới. Theo kế hoạch ban đầu, mảng này sẽ phát triển ngay trong năm nay nhưng hiện phải dời lại vào 2020 do công ty cần thêm thời gian chuẩn bị chiến lược về nhãn hiệu, sản phẩm và kênh phân phối.
Masan Consumer ghi nhận doanh thu thuần năm ngoái đạt trên 17.000 tỷ đồng, tăng gần 29% so với năm trước. Đóng góp lớn trong đó là tăng trưởng của ngành hàng gia vị và mì ăn liền với mức tăng lần lượt 35% và 29%. Lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 3.400 tỷ đồng, tăng mạnh sau thời gian hy sinh lợi ích ngắn hạn để tập trung nguồn lực cho dài hạn.
Phương Đông
Theo: vnexpress.net
TIN CŨ HƠN
- CEO AEON Việt Nam: Tuy mua hàng Việt có giá rẻ nhưng bù lại số lượng rất lớn, năm 2018 AEON mua đến 1.000 tấn cá ba sa từ Việt Nam
- Doanh nghiệp có vượt qua được tiêu chuẩn khắt khe của Amazon?
- Các doanh nghiệp bán lẻ hào hứng thay thế túi ni lông bằng lá chuối, túi tự hủy
- Doanh nghiệp IT Sài Gòn định làm mô hình 'đôi bạn cùng tiến
- Asanzo tham vọng phủ sóng thị trường điện lạnh các tỉnh
- Bà Mai Kiều Liên khẳng định dù ngành sữa tăng trưởng âm thì Vinamilk vẫn lấy được thị phần, vậy họ quản trị bằng bí quyết nào?
- Chuỗi điện máy Trần Anh sẽ chấm dứt hoạt động toàn bộ chi nhánh
- Doanh nghiệp bắt tay nhà nông tạo cú hích cho ngành sản xuất
- Vingroup thành lập Viện Nghiên cứu Trí Tuệ nhân tạo, mục tiêu đưa Việt Nam vào bản đồ AI toàn cầu
- Lọt thỏm giữa các ông lớn Acecook hay Masan với bao bì luôn "lỗi thời", vì đâu Miliket vẫn sống khỏe?