Trước Auchan, những "ông lớn" bán lẻ nào đã rút khỏi Việt Nam
Auchan "rút quân" khỏi Việt Nam sau gần 5 năm
Chủ tịch tập đoàn Auchan Retail, ông Edgard Bonte tuyên bố bán hệ thống siêu thị Auchan tại Việt Nam. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi tập đoàn này vừa bán lại hệ thống siêu thị của mình tại Italy cho Conad, một doanh nghiệp bán lẻ nội địa ở Italy.
Auchan có mặt tại Việt Nam từ năm 2015 và hiện có mạng lưới 18 siêu thị trên cả nước, bao gồm 1 siêu thị tại Tây Ninh, 4 siêu thị tại Hà Nội và 13 siêu thị tại TP.HCM. Số lượng cửa hàng của Auchan ít hơn khá nhiều so với các đối thủ như BigC, Coopmart hay Vinmart.
Như vậy, sau gần 5 năm có mặt, tập đoàn bán lẻ và chuỗi siêu thị hàng đầu Pháp phải "rút quân" khỏi Việt Nam do thua lỗ kéo dài.
Thua lỗ nhiều năm, Parkson rút lui
Hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Parkson dần trở nên yếu thế khi lần lượt đóng cửa các trung tâm thương mại. Đầu năm 2018, trung tâm thương mại cuối cùng của Parkson tuyên bố đóng cửa, đánh dấu sự rút lui khỏi Việt Nam của tập đoàn đến từ Malaysia.
Trước khi thu hẹp mạng lưới bán lẻ của mình, đơn vị này đã có những "tháng năm rực rỡ" tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2010.
Tuy nhiên, từ năm 2011 trở đi, mô hình kinh doanh theo hướng DS bắt đầu bộc lộ một vài nhược điểm, nhất là khi hình thức Shopping Mall (SM - tạm dịch: trung tâm mua sắm) kiểu mới xuất hiện, sở hữu đa chức năng từ mua sắm đến giải trí.
Trong bối cảnh hàng loạt các trung tâm thương mại lớn, hiện đại, quy mô ra đời, Parkson trở nên lạc hậu khi không chịu thay đổi, cải tiến. Sự ra đi của ông lớn đến từ Malaysia này đã được đoán trước.
Big C về tay đại gia Thái Lan
Casino Group (Pháp) - đơn vị sở hữu thương hiệu Big C tại Việt Nam đã phải bán Big C Việt Nam cho Central Group - một tập đoàn đến từ Thái Lan. Giá trị doanh nghiệp của Big C Việt Nam đạt một tỉ euro (tương đương 1,14 tỉ USD).
Casino Group đã có hơn 18 năm để phát triển hệ thống và thương hiệu Big C tại Việt Nam. Big C Việt Nam hiện gồm 43 cửa hàng và 30 trung tâm mua sắm và đã đạt được trong năm 2015 doanh thu chưa bao gồm thuế 586 triệu euro (khoảng 665 triệu USD).
Từ cuối năm 2015, trong kế hoạch tái cơ cấu tài chính nhằm giảm nợ năm 2016, Casino Group đã đề cập đến việc bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam - thị trường hãng không coi là trọng điểm. Đến năm 2016, thương vụ bán lại Big C hoàn tất.
TIN CŨ HƠN
- Trước Vinmart, một nhà bán lẻ từng triển khai Virtual Store và thắng lớn: Doanh số trực tuyến tăng 130%, vươn lên trở thành chuỗi bán lẻ online số 1 Hàn Quốc
- Vingroup mở “Siêu thị Vinmart 4.0” - Virtual Store đầu tiên tại Việt Nam: Khách chỉ cần nhìn áp phích và quét mã QR, 2 tiếng sau hàng đã tới cửa nhà
- Vì sao ông lớn bán lẻ Pháp, Đức… tạm biệt Việt Nam?
- Thị trường bán lẻ rộng mở, đại gia ngoại Auchan, Shop&Go... vẫn phải "bán mình" xách vali về nước, doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội ra sao?
- Tranh nhau miếng bánh bán lẻ Việt Nam, đại gia ngoại nhận kết cục trái ngược: Auchan rút lui, Parkson "ngắc ngoải", Big C và Metro bán mình, còn lại Lotte Mart và Aeon vẫn kiên trì mở rộng
- Các hệ thống bán lẻ chính hãng sẽ hưởng lợi sau vụ việc của Nhật Cường?
- Ngành logistics đang thiếu 2 triệu nhân lực
- Chân dung 'gã khổng lồ' bán lẻ Auchan sắp rút khỏi Việt Nam
- Chuỗi bán lẻ Auchan rút khỏi Việt Nam
- Chiếm lấy kẽ hở Amazon bỏ sót, một startup "bán buôn online" cho các cửa hàng nhỏ lẻ được định giá nửa tỷ USD chỉ trong 24 tháng, kết nối 2.000 nhà sản xuất với 30.000 điểm bán