Lên Shark Tank Việt Nam gọi vốn, cặp song sinh chế tạo cầu dắt xe được Shark Phú "cho vay" gần 5 tỷ đồng, lãi suất 20%
Cầu dắt xe thông minh kêu gọi 4,65 tỷ đồng cho 20% cổ phần
Hoàng Việt và Hoàng Nam là hai nhà sáng lập của startup Dô ta, mô hình khởi nghiệp chuyên về các sản phẩm cơ khí kĩ thuật, trong đó chủ lực là cầu dắt xe thông minh. Hai anh em sinh đôi đến Shark Tank Việt Nam để gọi vốn 4 tỷ 650 triệu đổi lấy 20%.
Theo 2 founders, thị trường Việt Nam có khoảng 45 triệu xe máy và sẽ tiếp tục tăng. Trong khi đó, tôn nền của các ngôi nhà mặt đất thường cao hơn so với mặt đường để đề phòng trường hợp mưa ngập. Để dắt xe lên, người ta thường dùng cầu bê tốc hay ván gỗ…. Các sản phẩm này có thể bất tiện hoặc mất an toàn.
Dô ta đang thuê 3 đơn vị sản xuất. Mỗi xưởng gia công một công đoạn.
Sản phẩm thiếu cảm xúc và dễ bị bắt chước
Shark Phú cho rằng sản phẩm cầu dắt xe có thị trường nhưng dễ bị bắt chước. Các đơn vị khác có tiền có thể cạnh tranh dễ dàng. Ông Phú lấy ví dụ, Sunhouse có thể dùng lợi thế xưởng sản xuất, kênh phân phối hàng để “đè bẹp” Dô ta.
Hai nhà sáng lập thừa nhận đó là thách thức với họ. Hai anh em từng học luật và làm cho các tập đoàn nước ngoài nên cho rằng họ sẽ đăng ký được bản quyền. Thứ nữa, các tập đoàn lớn cũng sẽ ngại vướng vào vòng pháp lý với mấy doanh nghiệp nhỏ.
Về doanh thu, Dô ta mới chỉ đạt 100 triệu với 300 sản phẩm trong tháng đầu. 12 tháng tới, họ kỳ vọng đạt 18 tỷ đồng. Con số 18 tỷ khiến nhiều Sharks đặt câu hỏi chất vấn vì nghi ngờ tính khả thi.
Shark Thái Vân Linh nhận xét rằng sản phẩm của Dô ta có thị trường nhưng thiếu cảm xúc vì chưa có thương hiệu. Nên bà không đầu tư.
Shark Phạm Thành Hưng cũng không đầu tư vì “không hỗ trợ được nhiều”. Shark Dzung Nguyễn cũng từ chối, lý do tương tự Shark Hưng.
Chốt deal với Shark Phú
Shark Phú dù nhiều quan ngại nhưng vẫn quyết định đầu tư. Tuy nhiên, có chút thay đổi so với kêu gọi ban đầu của founders.
Cụ thể, năm đầu tiên khoản vốn sẽ là trái phiếu chuyển đổi. Sau 1 năm sẽ chuyển thành 20% cổ phần nếu startup đạt KPI, nếu không đó sẽ là 1 khoản vay. Trong đó, ông chủ Sunhouse sẽ hỗ trợ Dô ta sản xuất và quản lý hàng tồn kho để làm tài sản đảm bảo.
Trái phiếu chuyển đổi có vẻ là hình thức đầu tư rất được các Sharks ưa chuộng trong Shark Tank Việt Nam mùa 2. Trong đó, mức 20% là mức lãi suất trái phiếu chuyển đổi cao nhất từ đầu chương trình tới giờ. Mức lãi suất trái phiếu chuyển đổi phổ biến trong Shark Tank Việt Nam trước giờ chỉ ở mức 15%.
Còn nhớ trong thương vụ gọi vốn của nước mắm truyền thống Lê Gia, Shark Dzung đã đồng ý cho các bạn trẻ vay 2 tỷ đồng chỉ với lãi suất 10%. Do Shark Phú rót vốn vào Lê Gia với hình thức trái phiếu chuyển đổi với mức lãi suất 15%, mức lãi suất của khoản vay từ Shark Dzung cũng phải nâng lên 15% vì "không thể có tình trạng 1 đồng tiền và 2 dòng lãi suất".
Cho rằng mức lãi suất 20% là quá cao, hai founders mong chờ đề nghị từ các sharks còn lại.
Shark Việt cũng đưa ra đề nghị cùng số tiền đó nhưng đổi lại 50% cổ phần.
Sau phần thảo luận của cặp song sinh, hai anh em đưa ra lời mời với 4,65 tỷ đồng cho 40% gộp cả Shark Phú và Shark Việt.
Shark Việt cho rằng, một là Hoàng Nam - Hoàng Việt chọn ông, hai là chọn Shark Phú. Và ông khuyên 2 anh em nên mở rộng ra cầu dắt ô tô nữa.
Hoàng Nam - Hoàng Việt quyết định về team Shark Phú.
Vài nét về Dô ta
- Dô ta chuyên về cầu dắt xe máy thông minh. Chưa đăng ký bằng sáng chế. Mới bán thử nghiệm tháng đầu được 100 triệu cho 300 sản phẩm.
- Kêu gọi 4,65 tỷ đồng cho 20% cổ phần.
- Kết quả: Shark Phú đầu tư 4,65 tỷ đồng cho 20% cổ phần, sau 1 năm sẽ chuyển thành 20% cổ phần nếu đạt KPI.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Bỏ việc full time trong lĩnh vực tài chính, quảng cáo ở Mỹ, 2 người trẻ Việt quay về nước mở công ty bán đệm vì câu nói ‘Đây là đệm Kymdan, ai cũng mua loại này’ của một nhân viên bán hàng
- Shark Hưng: Tuổi trẻ mua nhà là không thông minh, còn đang ở nhà bố mẹ thì tách ra làm gì cho "đau đầu"!
- Lý do startup nên chú trọng tuyển nữ giới
- Từ vụ Ba Huân nhìn lại các thương vụ đầu tư của Shark Linh: Cam kết đầu tư 4 deal, cổ phần phải chi phối từ 45 - 51%, nhưng chưa rót vốn trường hợp nào
- Startup 'Không tên' nhận 240 triệu USD của Softbank
- Lợi nhuận thấp rủi ro cao, vì sao Shark Phú vẫn đầu tư vào ngành hàng thực phẩm truyền thống?
- Gặp gỡ người thách thức Oracle: “Indonesia có Go-Jek, Malaysia có Grab, tôi làm vì Việt Nam phải có thứ để tự hào”
- Bị từ chối đầu tư vì doanh thu thấp, lợi nhuận âm, chiến lược phát triển lại chẳng có gì đột phá, trợ lý 'người giời' của Smartlog dạy cho các doanh nhân 3 bài học vô cùng đắt giá
- Dù bị cả 5 “cá mập” từ chối sau Shark Tank mùa 1, startup này vẫn phát triển mạnh mẽ: Số lượng quán tăng gấp rưỡi, doanh thu tăng 20%
- Gặp gỡ Startup thách thức Oracle mang 1 tỷ USD sang Việt Nam trên Shark Tank: "Thông điệp của tôi rất rõ, tôi muốn PR"