Vì sao trong Shark Tank mùa 2, Shark Nguyễn Xuân Phú không còn đặt câu hỏi quen thuộc với startup: Nếu thất bại, em làm thế nào hoàn lại vốn cho anh?
Dù không đúng chuyên môn chính nhưng startup này cũng nhận được đề xuất đầu tư từ Chủ tịch HĐQT Sunhouse, Shark Nguyễn Xuân Phú. Ông Phú đề nghị đầu tư dưới dạng trái phiếu chuyển đổi, cho vay trước 17 tỷ trong vòng 2 năm với lãi suất suất 10%. Nếu sau 2 năm startup đạt KPI thì Shark có quyền chuyển đổi 17 tỷ đồng thành cổ phần tương đương 30%.
Đây là hình thức đầu tư Shark Phú sử dụng trong tất cả các thương vụ thành công của mùa 2 tính đến thời điểm hiện tại.
Trước đó trong tập 3, Shark Phú cũng chốt deal với hai nhà sáng lập nước mắm Lê Gia ở mức 4 tỷ đồng dạng trái phiếu chuyển đổi: lãi suất 15%/năm và chuyển đổi thành 24% cổ phần sau 3 năm nếu đạt KPI.
Hay gần nhất là tập 6, Shark Phú đồng ý rót vốn vào sản phẩm cầu thông minh dành cho xe máy của startup Dô Ta dưới hình thức trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 20%; sau 1 năm khoản tiền 4,65 tỷ đồng sẽ chuyển thành 20% cổ phần.
Shark Phú và Shark Dzung Nguyễn chúc mừng startup Nước mắm Lê Gia.
Theo lý giải của Luật sư Lâm Tuấn Minh, CEO, đồng sáng lập Lp Investment & Consulting trên group Cộng đồng Shark Tank Việt Nam, trái phiếu chuyển đối là một loại trái phiếu (nghĩa là có kèm theo mức lãi suất nhất định) nhưng có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Luật sư Minh cho biết người nắm trái phiếu chuyển đổi có 02 lựa chọn: Chuyển trái phiếu thành cổ phiếu với giá/số lượng đã xác định; hoặc không chuyển trái phiếu thành cổ phiếu với giá/số lượng đã xác định mà nhận tiền bằng mệnh giá trái phiếu cộng với lãi suất đã thỏa thuận.
"Việc có chuyển thành cổ phiếu hay không là quyền, không phải nghĩa vụ của người nắm loại trái phiếu này", anh khẳng định.
Như vậy, có thể thấy về bản chất, nếu startup thành công, nhà đầu tư sẽ chuyển số tiền rót vào thành cổ phiếu từ đó sở hữu cổ phần công ty. Trường hợp "cơm không lành, canh không ngọt", trái phiếu là khoản nợ mà startup có nghĩa vụ phải trả cả gốc lẫn lãi cho nhà đầu tư.
Đây là lý do Shark Nguyễn Xuân Phú không đặt câu hỏi quen thuộc "Nếu thất bại, em làm thế nào hoàn lại vốn cho anh" như khi rót vốn thẳng để đổi lấy tỷ lệ cổ phần nhất định vào các startup trong Shark Tank mùa 1 nữa.
Trên thực tế, Shark Phú không phải là người đầu tiên đưa ra hình thức đầu tư dưới dạng trái phiếu chuyển đổi trong Shark Tank Việt Nam. Vị trí này thuộc về Shark Nguyễn Ngọc Thuỷ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn giáo dục Egroup.
Shark Thuỷ quyết định đầu tư vào startup chuyên kinh doanh các sản phẩm từ đậu nành hữu cơ, Soya Garden, với cam kết 4 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần, 11 tỷ đồng là trái phiếu chuyển đổi.
Trải qua quá trình DD (thẩm định doanh nghiệp, PV), Soya nhận tổng cộng 20 tỷ đồng tiền đầu tư Shark Thuỷ. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Shark không được nhà sáng lập tiết lộ nhưng khẳng định cao hơn cam kết trên truyền hình, làm dấy lên nghi vấn Shark Thuỷ có thể đã mua gần hết cổ phần và nắm quyền kiểm soát Soya Garden.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Phân nửa thời lượng chỉ loay hoay gõ dừa, Shark Linh cuối cùng cũng rót 2 tỷ đồng cho 2 bạn trẻ muốn đưa trái dừa Việt Nam ra thế giới
- Startup ứng dụng công nghệ vào phim hoạt hình 3D trắng tay ở Shark Tank vì 'dự án dễ thương nhưng thương không dễ'
- Shark Hưng lần đầu tiên "rút" 17 tỷ đồng cùng Shark Việt đầu tư vào startup công nghệ y học cho tương lai, founders là các nhà khoa học, "dở kinh doanh"
- Nhiều startup Nhật Bản chọn Đông Nam Á làm nơi lập nghiệp
- Bà mẹ trẻ gọi vốn thành công 5 tỷ đồng trên Shark Tank: Có thể bạn chưa giỏi nhưng chỉ cần biết lắng nghe và cầu thị, chắc chắn sẽ tiến xa
- Ứng dụng đặt chỗ giảm giá được bốn quỹ ngoại rót 20 tỷ đồng
- Thị trường đã là đại dương đỏ, vì sao Shark Dzũng vẫn quyết định đầu tư 2 tỷ đồng vào startup tìm việc này?
- Hậu Shark Tank mùa 1: Dấm gạo Thuỷ Tâm đã vượt qua vòng thẩm định, nhận 4 tỷ đồng từ Shark Phú và Shark Vương như cam kết trên truyền hình
- Startup chia sẻ văn phòng WeWork được rót thêm 1 tỷ USD vốn đầu tư
- Lý do Shark Phú luôn chất vấn startup “nếu có đối thủ mạnh hơn họ làm y hệt thì sao”: Sunhouse đã từng gặp bài toán tương tự, gần như “không có lời giải” từ một đối thủ Hàn Quốc