Việt Nam bùng nổ ứng dụng tích điểm, nhưng "cửa" nào cạnh tranh được với VinID, Viettel++?
Bước chân vào một tiệm bánh nổi tiếng tại quận 1, Tp.Hồ Chí Minh, Minh Huyền (24 tuổi) không khỏi "hoa mắt", nhưng không phải vì các loại bánh hấp dẫn nằm trong tủ kính mà bởi logo và hàng loạt ấn phẩm giới thiệu về các ứng dụng tích điểm, hoàn tiền. Là một nhân viên marketing trong mảng công nghệ nhưng cô cũng không thể nào biết hết tất cả ứng dụng như vậy, dù chỉ trong tiệm bánh này.
Hiện nay, người tiêu dùng trẻ ít nhiều đều cài trong điện thoại mình các ứng dụng tích điểm, mua sắm, thanh toán… bởi nó đem lại rất nhiều tiện ích. Sự bùng nổ của ứng dụng tích điểm trong thời gian gần đây hứa hẹn sẽ là một cuộc chiến mới trong việc giữ chân khách hàng tại Việt Nam.
Những "tay chơi" nổi bật
Theo một báo cáo từ Havard Business Reviews, chi phí để có một khách hàng mới thường cao hơn từ 5 – 20% so với khách hàng cũ tùy vào từng loại hình kinh doanh.
Chính vì thế, đi cùng với cuộc chiến mở rộng thị phần của các doanh nghiệp là cuộc chiến loyalty marketing nhằm mục tiêu giữ chân khách hàng, với công cụ đắc lực là tích điểm chi tiêu, đặc biệt là với doanh nghiệp bán lẻ. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp thường sử dụng thẻ cứng hay gọn nhẹ hơn 1 chút là số điện thoại cá nhân để tích điểm cho khách hàng thì bây giờ, khi công nghệ bùng nổ, ứng dụng tích điểm là công cụ tất yếu mà các doanh nghiệp phải có để hình thành và nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng.
Các ứng dụng này chia làm 2 loại: Loại ứng dụng tích điểm nằm trong hệ sinh thái hay hệ thống dịch vụ đa dạng thuộc 1 doanh nghiệp, và loại ứng dụng chỉ thực hiện chức năng tích điểm.
Đại diện cho loại thứ nhất là VinID, Viettel++ của 2 ông lớn Vingroup và Viettel hay Grab - siêu ứng dụng vô cùng nổi tiếng với hệ thống tích điểm, đổi điểm trực tiếp cho các dịch vụ mà Grab cung cấp. Ở đó, tích điểm được tích hợp cùng nhiều chức năng khác trong một ứng dụng để phục vụ cho tập khách hàng nằm trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Với một góc nhìn khác, chuỗi cửa hàng đồ uống lớn như The Coffee House vẫn chọn cách tự phát triển hệ thống vận chuyển và ứng dụng tích điểm của mình thay vì gia nhập mạng lưới đối tác của các ứng dụng như Grab hay Now bởi "nỗi lo" bị lệ thuộc hay rơi vào vòng xoáy giảm giá. Nhiều cửa hàng trong lĩnh vực F&B có chung suy nghĩ như vậy.
Tuy nhiên, việc phát triển riêng ứng dụng tích điểm là khoản chi phí đáng kể với nhiều cửa hàng.
Do đó, các ứng dụng tích điểm như Sen Point, Zody, iFind… ra đời, phục vụ cho phần thị trường rộng lớn còn lại, với mô hình liên kết các địa điểm mua sắm vào cùng một hệ thống tích điểm, tức là tích hợp các loại thẻ khách hàng của các cửa hàng khác nhau vào một ứng dụng duy nhất.
TIN CŨ HƠN
- Bách Hóa Xanh vừa có tháng mở rộng mạnh nhất từ trước đến nay: Mỗi ngày mở 2 cửa hàng, ngang ngửa thời kỳ bùng nổ của chuỗi Thegioididong.com
- Dấu hỏi lớn khi Con Cưng mở rộng chuỗi: Doanh thu tăng vọt nhưng lợi nhuận nửa đầu năm giảm 84% xuống còn 1 tỷ đồng
- 'Trượt giá' từ 47 tỷ USD xuống còn 10 tỷ USD trước thềm IPO, WeWork phơi bày thực tế đáng buồn trong giới startup: Đa số đều thua lỗ, chỉ hào nhoáng bên ngoài!
- Nước cờ mới của Samsung tại Việt Nam: Bắt tay với các nhà phân phối mở một loạt cửa hàng Brand Shop, cạnh tranh trực tiếp với Thế giới Di động, Điện máy Xanh?
- Trước khi được rót 500 triệu USD từ Singapore, mảng bán lẻ của Vingroup đã "lớn" nhanh như thế nào?
- Chuỗi trà sữa House of Cha đồng loạt khai trương 3 cửa hàng đầu tháng 9 và 4 cửa hàng tháng 10
- Doanh thu Hapro giảm nghìn tỷ nhưng lợi nhuận lại tăng mạnh
- Lotte mở cửa hàng miễn thuế thứ 4 ở Việt Nam
- Chuỗi "3 xanh" của VinMart lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường
- Ecocare Việt Nam - Doanh nghiệp trẻ đã biến vị đắng của quả bồ hòn thành vị ngọt trong kinh doanh