10 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 3,6 triệu tỷ đồng
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tính đạt 378,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 286,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% và tăng 14,2%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 44,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% và tăng 8,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% và tăng 5,6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 44,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1% và tăng 5,6%.
Tính chung 10 tháng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.612,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,31% (cùng kỳ năm 2017 tăng 8,79%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng năm nay ước tính đạt 2.719,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,3% tổng mức và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 13%; may mặc tăng 12,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11,6%; phương tiện đi lại tăng 11,6%.
Một số địa phương có mức tăng khá: TPHCM tăng 13,3%; Thanh Hóa tăng 13,2%; Bình Định tăng 12,7%; Thái Nguyên tăng 12,6%; Bắc Giang tăng 12,6%; Hải Dương tăng 11,9%; Nam Định và Hà Nội cùng tăng 11,8%; Lâm Đồng tăng 10,6%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 10 tháng ước tính đạt 440,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng mức và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Bình Định tăng 14%; Lâm Đồng tăng 11,5%; Quảng Bình tăng 10,3%; TPHCM tăng 9,8%; Lào Cai tăng 8,2%; Cần Thơ tăng 7,3%; Kiên Giang tăng 5,4%; Hà Nội tăng 2,2%.
Doanh thu du lịch lữ hành 10 tháng năm nay ước tính đạt 33,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có mức tăng khá: Hải Phòng tăng 21,8%; TPHCM tăng 19,3%; Nghệ An tăng 17,6%; Hà Tĩnh tăng 17,5%; Quảng Nam tăng 15,2%; Quảng Ninh tăng 15%; Lâm Đồng tăng 12,8%; Đà Nẵng tăng 11,2%; Hà Nội tăng 9,9%.
Doanh thu dịch vụ khác 10 tháng ước tính đạt 420 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó doanh thu của Bình Thuận tăng 13,5%; Thanh Hóa tăng 12,8%; Đà Nẵng tăng 12,6%; TPHCM tăng 11,6%; Kiên Giang tăng 11,4%; Kon Tum tăng 10,5%; Hà Nội tăng 4,6%.
Theo NH
Chinhphu.vn
TIN CŨ HƠN
- Sôi động thị trường bán lẻ Việt Nam: Liên tục thay tên đổi chủ
- Chuyên gia Hiệp hội bán lẻ Á - Phi: Thực phẩm, nông sản Việt Nam có tiềm năng lớn xuất khẩu vào Ấn Độ, nên bán online trước
- Nhà bán lẻ nào uy tín nhất năm 2018?
- Thời đổi vai của bán lẻ
- Hoàng hôn của Department Store
- Khốc liệt bán lẻ, 'ông lớn' gục ngã: Thay đổi hoặc 'chết'
- Đã có dịch vụ giao hàng tạp hóa đến tận…tủ lạnh khi bạn vắng nhà
- Đại gia bán lẻ AEON và 3 thương vụ không thành công ở Việt Nam
- Doanh thu từ bán lẻ hàng hóa đạt 2,4 triệu tỷ trong 9 tháng
- Các chuỗi bán lẻ “lách luật” cho khách đặt mua trước iPhone 2018 tại Việt Nam