3 doanh nghiệp cần chuyển đổi online và tận dụng triệt để cơ hội kinh doanh từ cơn bão Covid-19
Mối đe dọa mang tên Covid-19 mang tới nhiều đau thương cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đâu đó vẫn tồn tại những doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển từ chính những thay đổi thói quen người dùng trong bão Covid, ít nhất là tạm thời, nếu không nói là vĩnh viễn.
Thương mại điện tử
Thực tế cho thấy khủng hoảng xuất hiện đã giúp toàn ngành TMĐT đi lên. Trong khủng hoảng lần này, người khổng lồ Amazon có thể thu thêm 4 tỷ USD đến từ doanh thu của TMĐT trong năm nay. Thói quen tiêu dùng mua hàng trực tuyến sẽ vẫn lưu giữ cho tới khi khủng hoảng qua đi, vì vậy rất có thể nó sẽ tạo ra làn sóng thay đổi lợi nhuận cho các doanh nghiệp TMĐT trong nhiều năm tới.
Trong bối cảnh cách ly toàn xã hội, người dùng buộc phải tìm đến các hình thức mua sắm, giao dịch online không tiếp xúc. Sau một thời gian sử dụng, được trải nghiệm chất lượng, sự tiện lợi thì người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen, chuyển sang các dịch vụ trực tuyến, TMĐT nhiều hơn nữa trong tương lai kể cả khi dịch bệnh không còn.
Bỏ qua các khó khăn, Covid-19 thực sự là cơ hội để các DN giới thiệu sản phẩm của mình tới đối tượng khách hàng mới, đồng thời nâng cấp, đa dạng sản phẩm/dịch vụ để phục vụ tốt hơn nhóm đối tượng khách hàng cũ.
Một trong những yếu tố tăng cường trải nghiệm khách hàng không thể thiếu đó là sự mượt mà của website hoặc app đặt hàng. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp hãy cân nhắc lựa chọn các nền tảng đám mây thích hợp để tăng tốc độ tải trang cũng như tránh tình trạng tắc nghẽn trong hành trình mua hàng online của khách hàng.
Video conferencing và các công cụ hợp tác
Covid-19 là bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc, tức càng không giao tiếp, càng an toàn. Do đó đa số các doanh nghiệp đều áp dụng hình thức làm việc tại nhà cho nhân viên. Các cuộc họp được tiến hành thông qua video ngay tại nhà vừa đảm bảo giao tiếp công việc hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho nhân viên.
Microsoft là một người được hưởng lợi rõ ràng trong Covid-19 khi số lượng người dùng bộ công cụ cộng tác Teams được công bố trong tháng 3 đã tăng thêm 12 triệu. Zoom Video Communications - công ty dịch vụ hội nghị từ xa có trụ sở tại San Jose, đã chứng kiến mức tăng giá cổ phiếu cao vút 130% kể từ đầu năm.
Cơn bão Covid-19 tình cờ ghé qua khiến các doanh nghiệp bước vào cuộc đua chuyển đổi số mạnh mẽ và nhanh chóng chưa từng thấy. Hình thức làm việc từ xa có thể sẽ còn phát triển trong tương lai bởi nhân viên đã được hình thành thói quen làm việc từ xa thành thạo nhờ giai đoạn dịch bệnh này. Trong tương lai, nhờ sự thuận tiện và nhanh chóng, làm việc mọi lúc mọi nơi của hình thức họp online và các công cụ hợp tác đám mây, hứa hẹn sẽ đem lại sự phát triển lâu dài cho các DN trong lĩnh vực này.
Các nền tảng giải trí trực tuyến
Người dùng vốn không có thời gian và tiền bạc để hoang phí. Đó hiển nhiên là sự thật trước khi chưa có sự xuất hiện của Covid-19, nhưng bây giờ nó còn đúng hơn nữa. Những vị vua về nội dung giải trí như Netflix hay Disney+ đang nắm bắt lấy những cơ hội kinh doanh chưa từng có. Ngoài ra cũng phải kể tới Youtube - nền tảng video khổng lồ của Google cũng đang chứng kiến sự gia tăng không ngừng về lượt xem và truy cập kể từ khi dịch bệnh bùng phát và người dân trên toàn thế giới phải ở nhà.
Tại Việt Nam, dù là miễn phí hay trả phí, xu hướng giải trí trực tuyến vốn đã có những tăng trưởng tích cực nay càng có nhiều thuận lợi hơn trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Điện toán đám mây - Nền tảng chuyển đổi online
Khi mà nhu cầu sử dụng các ứng dụng kỹ thuật số trở nên phổ biến giữa đại dịch, nhu cầu với nền tảng điện toán đám mây lại càng tăng cao trong mọi lĩnh vực từ công việc, kinh doanh cho tới giải trí.
Nhu cầu chuyển đổi online của doanh nghiệp trở nên nhanh, mạnh, trúng hơn bao giờ hết trong tình huống cấp bách phải duy trì để vượt qua đại dịch, kéo theo sự bùng nổ của điện toán đám mây.
Doanh nghiệp muốn triển khai các dự án công nghệ để phục vụ nhu cầu làm việc từ xa, bán hàng online hay cung cấp các trải nghiệm giải trí và mua hàng tốt hơn cho người dùng đều cần phải có một nhà cung cấp điện toán đám mây đủ mạnh mẽ và có độ tin cậy cao để chuyển đổi online thành công.
Chuyển đổi online là hình thức dịch chuyển toàn bộ công đoạn từ quản lý đến vận hành trên mọi khía cạnh của doanh nghiệp (sale, marketing, chăm sóc khách hàng, vận hành) lên "đám mây". Thay vì ngồi bàn giấy, làm việc tập trung, quản lý dữ liệu trên giấy tờ, doanh nghiệp có thể truy cập và xử lý công việc mọi lúc mọi nơi. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi online để tồn tại.
Hệ sinh thái BizFly vận hành bởi Công ty Cổ phần VCCorp (VCCorp) hiện nay đang cung cấp các giải pháp giúp bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp yếu thế đang chịu tác động mạnh nhất từ tác động của Covid-19 (bán lẻ, nhà hàng,...) có thể chuyển đổi online ngay lập tức mà không tốn quá nhiều chi phí hay thời gian đào tạo nhân sự.
Theo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- [Infographic]: 3 gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trong dịch Covid-19: Ai và mức hưởng như thế nào?
- Phạt nặng hành vi trốn thuế khi mua bán nhà
- Sẽ miễn thuế 2 năm cho các doanh nghiệp mới thành lập
- Vụ BigC ngừng nhập hàng Việt: Bộ Công Thương bảo vệ doanh nghiệp cung ứng Việt ra sao?
- Gỡ bỏ hàng nghìn hàng giả, hàng nhái trên các web bán hàng online
- Tiêu chí nào để đưa hàng hóa vào diện thuế tiêu thụ đặc biệt?
- TP HCM đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động
- Hàng Việt 'dởm' sẽ bị loại khỏi siêu thị
- Muốn doanh nghiệp nhỏ và vừa “sống khỏe”, cần phải làm gì?
- Hoàn thiện khung pháp lý về hộ kinh doanh để minh bạch, an toàn và công bằng hơn