Asia Times: Việt Nam có thể phát triển thịnh vượng từ việc di chuyển chuỗi cung ứng sau đại dịch, nhưng Made in Vietnam sẽ không sớm thay thế Made in China
Việt Nam dường như đã chiến thắng trong cuộc chiến sức khỏe chống lại Covid-19 sau khi ghi nhận số tử vong bằng không và giành được sự ca ngợi từ truyền thông quốc tế về quản lý khủng hoảng. Dòng đầu tư đang gia tăng cũng có thể khiến Việt Nam trở thành người chiến thắng trên khía cạnh kinh tế hậu đại dịch. Nhiều nguồn tin cho rằng, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các động thái giảm sự phụ thuộc Trung Quốc của nhiều quốc gia.
Đầu tháng 5, truyền thông đưa tin gã khổng lồ công nghệ Mỹ - Apple đã bắt đầu sản xuất 3-4 triệu chiếc tai nghe AirPod tại Việt Nam vào tháng 4, một dấu hiệu cho thấy hãng đang di dời một số chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
Các báo cáo lưu ý rằng nhiều nhà cung cấp của Apple, bao gồm Foxconn và Pegatron, và nhà sản xuất iPad Compal Electronics, cũng đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Inventec, một nhà lắp ráp AirPods, được cho là đang xây dựng một nhà máy tại Việt Nam.
Vào ngày 18/5, đã có báo cáo rằng các quan chức Hoa Kỳ đang lên kế hoạch cho một nỗ lực lớn để bù đắp cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ mang hoạt động từ nước ngoài trở về, bao gồm một quỹ "tái định cư" nhà máy trị giá 25 tỷ USD. Chính phủ Nhật Bản cũng có kế hoạch trả tiền cho các doanh nghiệp của mình để đưa hoạt động về nhà từ Trung Quốc.
Hơn nữa, ông Trump gần đây cũng đã đe dọa sẽ đưa ra mức thuế mới trên mức thuế 25% hiện hành đối với một số mặt hàng Trung Quốc trị giá 370 tỷ USD xuất khẩu sang Mỹ, sẽ chèn ép các công ty Mỹ vẫn hoạt động trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Các báo cáo cho thấy chính quyền Trump đang làm việc để tạo ra "Mạng thịnh vượng kinh tế", hiện thực hóa việc tách rời khỏi Trung Quốc.
Phát biểu vào cuối tháng 4, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Việt Nam sẽ là một phần của "Bộ tứ kim cương mở rộng" khi ông nói rằng ông đang đàm phán với Việt Nam cũng như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc để tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Việt Nam là thành viên của hơn một chục hiệp định thương mại tự do, bao gồm CPTPP và EVFTA. Một số nhà phân tích gọi đây là chiến lược Trung Quốc+1 hoặc Trung Quốc+1. Chiến lược này có nghĩa là các công ty nước ngoài duy trì một số chuỗi cung ứng ở Trung Quốc nhưng đa dạng hóa hoạt động sang các nước khác, đặc biệt là các quốc gia gần Trung Quốc, như Việt Nam.
Song Asia Times cũng nhận xét: Made in Vietnam không thể sớm thay thế Made in China.
David Dodwell, chuyên gia về chính sách thương mại đã lưu ý một số khác biệt lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quy mô là yếu tố thứ nhất. Trung Quốc có khoảng 800 triệu công nhân sản xuất, trong khi Việt Nam chỉ có 55 triệu. Năm 2017, Dodwell lưu ý, tỷ trọng sản lượng sản xuất trên toàn cầu của Trung Quốc là hơn 28% trong khi Việt Nam chỉ là 0,27%.
Các cảng container của Thượng Hải có thể xử lý 40 triệu container mỗi năm, trong khi cảng lớn nhất của Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có thể xử lý 6,15 triệu container. Cùng với đó, Việt Nam cũng đang chật vật với nhu cầu điện tăng.
Cũng có một thực tế là Trung Quốc có một thị trường tiêu dùng nội địa khổng lồ, có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài có thể mong đợi lợi nhuận lớn từ việc bán trực tiếp mà không phải xuất khẩu các sản phẩm mà họ sản xuất tại Trung Quốc.
Theo Tổ Quốc/Asia Times
TIN CŨ HƠN
- Doanh thu ngành game tại Mỹ đạt đỉnh nhờ dịch COVID-19
- Tập đoàn bán lẻ 118 tuổi JC Penney phá sản: Sai lầm của những cửa hàng truyền thống
- COVID-19 khiến hàng loạt hãng bán lẻ tại Mỹ phá sản
- Covid-19 đang giúp các cửa hàng tạp hóa nhỏ tại Mỹ tăng gấp đôi doanh số, người dân thích tìm đến đây thay vì các siêu thị đông đúc
- Từng xem nhẹ thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ Target giành lại thị phần từ tay Amazon và tăng trưởng bền vững bằng cách nào?
- Chuỗi cung ứng thực phẩm Mỹ 'căng như dây đàn': Nguy cơ thiếu hụt gia tăng, một loạt nhà máy đóng cửa, hàng nghìn nhân viên nhiễm nCoV
- Startup hoàn tiền mua sắm Singapore vào Việt Nam
- Zara, H&M tạm đóng hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới, nhiều thương hiệu bán lẻ đồng loạt "bế quan" vì dịch Covid-19
- Hàng loạt hãng bán lẻ tại Mỹ đóng cửa
- Nike đóng cửa toàn bộ cửa hàng ở Mỹ và nhiều nước vì virus corona