Chuỗi cung ứng thực phẩm Mỹ 'căng như dây đàn': Nguy cơ thiếu hụt gia tăng, một loạt nhà máy đóng cửa, hàng nghìn nhân viên nhiễm nCoV
Họ cho biết, người dân Mỹ vẫn được cung cấp đủ thực phẩm chỉ là không có lựa chọn đa dạng như trước.
Các nhà lãnh đạo và chuyên gia của ngành thừa nhận rằng tình trạng thiếu hụt có thể gia tăng, nhưng khẳng định đó là "sự bất tiện" chứ không phải là vấn đề lớn. Họ cho biết, người dân Mỹ vẫn được cung cấp đủ thực phẩm chỉ là không có lựa chọn đa dạng như trước. Hơn nữa, quá trình cung cấp thực phẩm vẫn được đẩy mạnh, với hàng trăm triệu kg thịt đã được tích trữ trong kho đông lạnh.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy virus corona có thể lây lan qua thực phẩm hoặc bao bì. Tuy nhiên, dịch bệnh có khả năng gây ra sự thiếu hụt kéo dài cả tuần đối với 1 số sản phẩm, khiến người tiêu dùng Mỹ ngày càng lo lắng về việc săn tìm các mặt hàng chủ lực như bột mì và trứng.
Ở một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về áp lực đối với ngành thực phẩm kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Smithfield Foods là công ty gần đây nhất tuyên bố ngừng hoạt động. Hôm Chủ nhật, họ cho biết sẽ đóng cửa nhà máy ở Sioux Fallssau khi 230 nhân viên nhiễm nCoV. Nhà máy này sản xuất hơn 5% lượng thịt lợn cho cả nước Mỹ. Kenneth M. Sullivan– giám đốc điều hành của Smithfield, cho hay: "Việc chúng tôi đóng cửa nhà máy, cùng với ngày càng nhiều nhà máy sản xuất thịt khác tạm ngừng hoạt động, đã đẩy đất nước chúng ta đến gần sát bờ vực thiếu hụt nguồn cung thịt."
Ngăn hàng thịt tại siêu thị Wegmans (New Jersey) 6 tháng trước.
Vấn đề tại nhà máy sản xuất thịt lợn Sioux Fallscho thấy ngành chế biến thực phẩm ở Mỹ dễ chịu ảnh hưởng đến mức nào. Các nhân viên thường xuyên làm việc khi phải đứng rất gần với nhau và một số công ty chỉ cho phép nhân viên nghỉ ốm khi có kết quả dương tính với nCoV. Những yếu tố này có khả năng khiến cho hàng nghìn công nhân khác chưa được xét nghiệm đã nhiễm bệnh, đẩy nhanh sự lây lan của dịch bệnh.
Một số nhà sản xuất lớn khác cũng phải đóng cửa nhà máy. JBS USA– nhà chế biến thịt lợn lớn nhất thế giới, đã đóng cửa một nhà máy ở Pennsylvaniatrong 2 tuần. Tuần trước, Cargillcũng đóng cửa cơ sở Pennsylvania– nơi sản xuất thịt bò bít tết, thịt lợn xay và thịt bò xay. Tyson phải ngừng hoạt động 1 nhà máy thịt lợn ở Iowa sau khi hơn 20 công nhân nhiễm bệnh.
Ở 1 góc khác của chuỗi cung ứng, các cửa hàng tạp hoá cũng đối mặt với tình trạng số nhân viên nhiễm nCoV ngày càng tăng, cũng như một số người lo sợ không dám đi làm. Ngay cả khi các nhà lãnh đạo công ty cho biết họ đóng vai trò trong việc "nuôi sống" đất nước, thì các nhân viên cửa hàng tạp hoá vẫn đi làm trong nhiều tuần mà không có khẩu trang hay đồ bảo hộ.
Một số công ty thực phẩm đã rất chậm chạp trong việc cung cấp thiết bị cho nhân viên, trong khi số khác cố gắng thử nhưng đơn đặt hàng của họ lại bị chuyển cho ngành y tế. Một số nhân viên cửa hàng chia sẻ rằng họ vẫn chờ đợi để được công ty cung cấp khẩu trang, dù cơ quan y tế liên bang đã khuyến nghị mọi người nên sử dụng khi ở nơi công cộng. Ngoài ra, các nhân viên cũng phải đối mặt với nguy cơ khi tiếp xúc với khách hàng – những người liên tục đến để tích trữ đồ ăn. Họ cho biết, một số khách hàng thậm chí không đeo khẩu trang và cũng không giữ khoảng cách vật lý.
Hiện tại, Mỹ chưa có cơ quan chính phủ nào theo dõi tình hình dịch bệnh trong ngành thực phẩm. Công đoàn Thương mại và Thực phẩm Mỹ (UFCW) – đại diện cho 1,3 triệu nhân viên cửa hàng tạp hoá, chế biến thực phẩm và đóng gói thịt, cho biết ít nhất 1.500 thành viên của họ đã nhiễm virus và 30 trong số đó đã tử vong. Marc Perrone – chủ tịch của UFCW, cho biết: "Đại dịch Covid-19 cho thấy mối nguy hiểm rõ ràng đối với các công nhân của chúng tôi và chuỗi cung ứng thực phẩm trên cả nước."
Ngay cả trước khi đại dịch lây lan trong ngành này, thì chuỗi cung ứng cũng trải qua một "phép thử" lớn. Các tài xế xe tải – vốn có rất ít người, không thể giao hang đủ nhanh. Các nhà máy sản xuất xúc xích, nông dân nuôi bò sữa đã đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng với làn sóng "tích trữ hoảng loạn". Nhu cầu tăng đột biến tiếp tục ảnh hưởng lớn đến một hệ thống vốn được xây dựng để phục vụ khách hàng tìm kiếm sự tiện lợi và nhanh chóng, không phải tích trữ.
Trong bối cảnh nhiều nhân viên trong ngành nhiễm bệnh hoặc không đến làm việc do lo ngại, một số nhà sản xuất thực phẩm đã có những kế hoạch dự phòng. Số lượng nhân viên vắng mặt đã tăng lên ở một số nhà máy được Sanderson Farms điều hành, dù không ở mức độ có thể khiến quy trình sản xuất gặp gián đoạn, theo Mike Cockrell – CFO của công ty.
Công ty này đã có những ý tưởng về lựa chọn thay thế trong trường hợp 1 số công nhân nhiễm bệnh. Phần lớn nhân viên tại nhà máy sẽ chặt gà, chia thành các phần như ức, đùi và cách. Số còn lại ít hơn có thể tiếp tục đóng gói nhưng bỏ qua quá trình phân chia công việc vốn tốn nhiều công sức.
Trong ngành tạp hoá, nhiều giải pháp đưa ra để duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng đều khá đơn giản, theo các nhân viên trong ngành. Ví dụ, UFCW đang kêu gọi các tiểu bang yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang và thực hiện "mua sắm thông minh" bằng cách hạn chế chạm tay vào sản phẩm, lên danh sách đồ cần mua và ít đến cửa hàng hơn.
TIN CŨ HƠN
- Startup hoàn tiền mua sắm Singapore vào Việt Nam
- Zara, H&M tạm đóng hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới, nhiều thương hiệu bán lẻ đồng loạt "bế quan" vì dịch Covid-19
- Hàng loạt hãng bán lẻ tại Mỹ đóng cửa
- Nike đóng cửa toàn bộ cửa hàng ở Mỹ và nhiều nước vì virus corona
- Ông chủ Sabeco kỳ vọng thâu tóm Tesco tại châu Á
- Bên trong cửa hàng thực phẩm không thu ngân đầu tiên của Amazon
- Công ty bán lẻ lớn nhất của Thái Lan Central Retail: Việt Nam là trọng tâm mở rộng, trong 5 năm sẽ nâng thị trường Việt Nam lên 25% tổng doanh thu
- Thái Lan muốn giành lại vị trí xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
- Thủ tướng cho phép giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu, đồng ý cấp phép chuyến bay đưa người Trung Quốc từ Việt Nam về Trung Quốc
- Bose đóng cửa toàn bộ cửa hàng bán lẻ của mình tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Úc