Bậc thầy marketing Philip Kotler chỉ ra bí mật của một email được khách hàng đọc ngấu nghiến thay vì ném vào thùng rác
Không còn nghi ngờ gì nữa, Internet đã thay đổi cách giao tiếp của con người. Đối với nhiều người, e-mail gần như đã thay thế các lá thư truyền thống và thậm chí họ lựa chọn gọi điện thoại để trả lời ai đó. Mỗi ngày có đến hàng tỷ e-mail được gửi đi. Điều này cũng ảnh hưởng đến cách vận hành một doanh nghiệp. Nếu được chuẩn bị kỹ càng, email marketing có thể là một trong những phương pháp giao tiếp kinh tế nhất. Nó nhanh, ít tốn kém, và hiệu quả, tỷ lệ phản hồi của nó cũng cao gấp nhiều lần gửi thư trực tiếp. Tuy vậy, mảnh đất e-mail marketing lại đang bị xâm chiếm bởi các marketer được gọi tên là kẻ spam, kẻ phiền phức, kẻ xâm phạm quyền riêng tư và các tên gọi khác tệ hơn.
Đối lập với bối cảnh đó, lập kế hoạch truyền thông lại đang trải qua một thay đổi ngoạn mục từ phương pháp giao tiếp ATL truyền thống như báo giấy hay tạp chí sang các phương pháp BTL phi truyền thống như điện thoại và Internet marketing. Biểu đồ 3.1 cho thấy chi phí quảng cáo trên điện thoại và Internet đã chiếm đến gần 3/1 chi phí tiếp thị toàn cầu vào năm 2016.
Điểm mạnh lớn nhất của e-mail trực tiếp là khả năng dẫn dắt. Một phần mềm thích hợp sẽ cho phép công ty biết được ai là người đang đọc và hồi đáp lại các loại phản hồi. Điều này giúp công ty phân chia khách hàng một cách chính xác, xác định được sự tương tác trong tương lai dựa trên các thứ tự ưu tiên mà họ tự ghi lại.
Sau đây là những điều cần lưu ý để lập một chiến dịch e-mail marketing thành công:
Kế hoạch nhất quán: Các công ty cần có các mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được, và họ phải lên kế hoạch chiến dịch của mình một cách cẩn thận.
Một content xuất sắc: E-mail đòi hỏi các tiêu chuẩn rất cao, vậy nên các công ty phải đảm bảo rằng họ đang cung cấp các giá trị thật sự cho người theo dõi.
Một chủ đề trực tiếp và thích hợp: Đây là điều đầu tiên người nhận nhìn vào khi quyết định xem có nên mở e-mail ra không.
Một “tiêu đề” hiệu quả: Điều tiếp theo người nhận nhìn vào sau khi quyết định mở e-mail là tiêu đề của chủ đề. Do đó, nó cần thật hấp dẫn.
Tần suất và thời điểm thích hợp: Đừng làm phiền khách hàng. Không nên gửi e-mail vào cuối tuần hoặc ngoài giờ làm việc.
Sử dụng bảng biểu một cách thích hợp: Không nên làm thái quá. Có thể sử dụng biểu đồ khi chúng thật sự giúp gia tăng giá trị và không chiếm quá nhiều diện tích.
Hãy nhấn mạnh các ưu thế của mình: Không nên để các content và ưu đãi tốt nhất ở cuối. Chúng cần được đặt ở đầu hoặc ở những nơi bắt mắt trong e-mail.
Càng ngắn càng tốt: Chẳng còn ai thích đọc nhiều cả, và khi đọc e-mail thì họ càng đọc ít hơn.
Cá nhân hóa: Marketer nên sử dụng ba hoặc bốn yếu tố cá nhân hóa, và tỷ lệ phản hồi có thể sẽ tăng tới 60%. Nên tìm hiểu về khách hàng nhiều hơn chỉ là họ tên của họ.
Thêm đường dẫn tới website của công ty: Đây là điểm thật sự chứa đựng kho báu của content và các hoạt động tương tác. Marketer nên trêu đùa người đọc để khiến họ nhấp vào website. Quảng cáo cũng có thể được kết hợp ở đây, với cùng vai trò của e-mail ban đầu: tạo ra cho khách hàng cảm giác muốn có thêm thông tin. Website tương ứng với page là bí quyết của chiến thuật này và thường là điều khiến nhiều người do dự khi kết hợp quảng cáo truyền thống với quảng cáo trực tuyến.
Định lượng và cải tiến: Khả năng đo lường những điều cơ bản như tỷ lệ mở và click-through là một trong những ưu điểm chính của e-mail marketing, nhưng các công ty không nên chỉ dừng lại ở đó. Họ nên theo dõi doanh thu và các ảnh hưởng khác rồi tìm hiểu xem điều gì hiệu quả rồi điều chỉnh cho thích hợp.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Những yếu tố then chốt để từ salesman tiến lên làm chủ doanh nghiệp
- Phương thức quản trị ‘lạt mềm buộc chặt’ của Phó TGĐ Sài Gòn Food: ‘Muốn nhổ răng thì trước tiên phải chích thuốc tê’
- CEO Viettel Post chỉ ra bài toán khó của "Make in VietNam": Tính cách người Việt rất khó bắt tay hợp tác khi thành công
- Nhân viên TGDĐ bán được doanh số khủng sẽ bị nhắc nhở và lý giải của ông Nguyễn Đức Tài: Văn hóa của bạn là vì khách hàng hay vì "ngửi thấy mùi tiền" của khách hàng?
- Bán hàng qua hình thức đấu giá
- Nhóm làm việc và cách quản trị hiệu quả
- Kỹ năng quản trị trong bối cảnh đa văn hóa
- 3 bài học đơn giản mà giám đốc marketing cần có
- Nguyên tắc Pareto trong quản trị cung ứng
- 7 bài học quản lý từ các nhà hàng Michelin