Bách Hóa Xanh muốn tăng gấp đôi quy mô lên khoảng 2.000 cửa hàng, năm 2020 dự bắt đầu có lời sau chi phí vận hành của DC
Ghi nhận bởi Chứng khoán Bản Việt (VCSC) sau buổi chia sẻ với ban lãnh đạo MWG mới đây, Bách Hoá Xanh (BHX) có kế hoạch đạt mức sinh lời sau chi phí vận hành của DC (chưa tính chi phí G&A) trong năm 2020, nhờ hiệu suất hoạt động tốt hơn của các DC và biên lợi nhuận gộp gia tăng.
Theo Tổng giám đốc của MWG, Công ty sẽ mở thêm 700-1.000 cửa hàng BHX mới trong năm 2020 (so với tổng số lượng cửa hàng đạt 1.008 tính đến cuối năm 2019). Các cửa hàng mới này sẽ tập trung tại khu vực miền Nam.
Với độ phủ cửa hàng tăng, ban lãnh đạo kỳ vọng giảm tỷ lệ chi phí vận hành DC/doanh thu (hiện tại đang ở mức 5%). Ngoài ra, MWG sẽ rút ngắn lộ trình vận chuyển thông qua việc vận hành một số DC nhỏ (có thể phục vụ 50-80 cửa hàng) cho các nhóm hàng như FMCG và rau quả thay vì các DC lớn (có thể phục vụ hơn 200 cửa hàng) như trước đây.
Ngoài ra, MWG kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của BHX sẽ tăng thêm 2-3 điểm phần trăm so với năm 2019 nhờ: (1) điều khoản mua hàng tốt hơn; (2) gia tăng lấy nguồn trực tiếp; (3) các sản phẩm có thương hiệu riêng; và (4) tỷ lệ hư hỏng/thất thoát tính theo phần trăm doanh thu giảm khi MWG vừa thay đổi chính sách thưởng cho đội ngũ mua hàng của BHX nhằm khuyến khích mua hàng có chất lượng tốt hơn.
Hệ thống đặt hàng tự động của BHX luôn được tối ưu hóa dựa theo hoạt động hằng ngày nhằm cải thiện khả năng dự báo đơn hàng cho các cửa hàng. Trong dài hạn, Tổng giám đốc của MWG tin rằng BHX có thể đạt biên lợi nhuận gộp 30-35% (chưa tính tỷ lệ hư hỏng/thất thoát).
Kết thúc tháng 1/2020, chuỗi BHX ghi nhận doanh thu tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ. Trong số 1.041 cửa hàng tại thời điểm cuối tháng 1 có:
+ 603 cửa hàng tại khu vực tỉnh, tương đương 58% số cửa hàng của toàn chuỗi;
+ 195 cửa hàng lớn 300m2, chiếm 19% số cửa hàng toàn chuỗi (gồm 90 cửa hàng BHX kết hợp bán gia dụng).
Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng BHX đạt khoảng 1,25 tỷ đồng cho 23 ngày bán hàng trong tháng 1 (tính cho các cửa hàng khai trương trước 1/1/2020). Mức này tương đương với doanh thu trung bình hơn 53 triệu/cửa hàng/ngày, tăng 20% so với cùng kỳ tháng 1 năm 2019 (1,35 tỷ đồng trung bình một cửa hàng cho 31 ngày hoạt động, tương đương với gần 44 triệu đồng/cửa hàng/ngày).
Kể từ cuối tháng 1, dịch bệnh viêm phổi cấp COVID-19 đã làm ảnh hưởng ít nhiều tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ban Lãnh Đạo MWG cũng đã cân nhắc các tình huống có thể phát sinh và chuẩn bị các phương án đối phó phù hợp. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, Công ty chưa nhận thấy các tác động tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và không có ý định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Mặc dù vậy, đi cùng đà giảm chung của thị trường, cổ phiếu MWG hiện đang giảm sâu về vùng 94.000 đồng/cp. Tính từ đầu năm vốn hoá đã 'bay hơi' hàng chục ngàn tỷ đồng.
TIN CŨ HƠN
- Dịch bệnh covid-19: Cơ hội phát triển cho mô hình spa dưỡng sinh trong tâm bão kinh tế
- Smartphone của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính thức vượt Apple ở kênh bán lẻ
- Doanh nghiệp bán lẻ tăng hàng dự trữ gấp 3 lần bình thường, khuyến cáo người dân không quá hoang mang, lo lắng
- Viettel Post mở cửa hàng bán trái cây ngay tại bưu cục chuyển phát, cam kết giao hàng chỉ trong 2h
- Doanh nghiệp kinh doanh 2019: Tăng trưởng lợi nhuận nhóm bất động sản vượt mặt ngân hàng với gần 31%, ngành truyền thông giảm sâu hơn 77%
- 70% thị phần bán lẻ Việt Nam nằm ở 1,5 triệu cửa hàng tạp hoá, tại sao sản phẩm của startup và SMEs lại khó bày bán ở đây đến vậy?
- Đi tìm nhà cung cấp thay thế đối tác Trung Quốc trong mùa Covid-19: “Bài toán” hóc búa vẫn chưa có lời giải thỏa đáng từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam
- Đấu trường bán lẻ đã khốc liệt lại "dính đòn" Covid-19, Saigon Co-op đặt chỉ tiêu tăng doanh số thêm 10% so với năm 2019, tập trung phát triển E-commerce
- Thế Giới Di Động tăng trưởng mạnh ngay tháng đầu năm
- Sau chuỗi siêu thị BigC, đến lượt chuỗi điện máy Nguyễn Kim chính thức về tay gia tộc tỷ phú Thái