‘Bão táp’ trên thị trường hàng hóa Trung Quốc có kéo dài sang năm 2022?

Thị trường hàng hóa của Trung Quốc đã trải qua năm 2021 biến động cực mạnh khi cuộc khủng hoảng năng lượng và sự can thiệp sau đó của chính phủ đã làm giá các sản phẩm từ than nhiệt đến phân urê từ chỗ cao kỷ lục lịch sử lao dốc xuống mức thấp nhất

Tuy nhiên, nhìn chung giá các mặt hàng năm 2021 đều tăng, đặc biệt là thiếc, dầu ăn và than nhiệt, mặc dù khó có thể lặp lai một năm thứ 2 bất ổn và giá tăng mạnh như vậy nữa.

Wang Xiao, trưởng nhóm nghiên cứu của Guotai Junan Futures, cho biết: "Các yếu tố như chu kỳ kinh tế, lạm phát cao và virus đột biến đã làm trầm trọng thêm sự biến động của giá cả hàng hóa", "do nhu cầu tăng chậm lại và nguồn cung trở lại mạnh mẽ, giá hàng hóa của Trung Quốc có khả năng sẽ giảm trong năm tới, mặc dù vẫn có những sóng tăng".

Kim loại

Giá kim loại trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải năm 2022 dự kiến ​​sẽ giảm so với mức cao của năm 2021, nhưng vẫn sẽ vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu, nên sẽ cao hơn so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19."

Tình trạng thiếu hụt năng lượng trong nửa cuối năm 2021 dẫn đến nhu cầu kim loại của Trung Quốc giảm xuống. Do đó, chúng tôi nhận thấy nhu cầu năm 2021 sẽ hồi phục chút ít nhờ triển vọng đối với ngành sản xuất ô tô, máy móc và thiết bị và điện tử tiêu dùng vẫn khả quan", Fitch Solutions cho biết.

Giá kim loại cơ bản ở Trung Quốc hầu hết tăng trong năm 2021, trong đó thiếc tăng mạnh nhất, gấp đôi gia trị; quặng sắt giảm 8% sau 2 năm tăng cực mạnh.

Tuy nhiên, theo Fitch, tăng trưởng tín dụng giảm và lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc chậm lại sau tác động lây lan từ các vấn đề nợ của China Evergrande Group sẽ hạn chế nhu cầu kim loại tổng thể trong năm 2022.

Do đó, giá quặng sắt trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên và thép giao dịch trên Sàn giao dịch Thượng Hải dự kiến ​​sẽ giảm mạnh hơn so với kim loại cơ bản - có thể phụ thuộc vào nhu cầu từ lĩnh vực năng lượng tái tạo và xe điện, cũng như tồn kho thấp sẽ tiếp tục hỗ trợ giá.

NĂNG LƯỢNG

Giá than nhiệt trên Sở giao dịch hàng hóa Trịnh Châu dự kiến ​​sẽ giảm vào năm 2022 sau khi tăng kỷ lục trong năm 2021 do các biện pháp thúc đẩy nguồn cung và bình ổn giá của Trung Quốc.

Ông Wang của Guotai Junan's nhận định giá than giảm sẽ kiềm chế đà tăng của các sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng như nhôm và urê.

Trong khi đó, một số ngân hàng toàn cầu và Cơ quan Năng lượng Quốc tế kỳ vọng giá dầutrung bình năm 2022 sẽ tăng do nhu cầu được cải thiện. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ cho rằng nhu cầu dầu sẽ quay trở lại mức trước đại dịch, với dự báo giá dầu Brent dao động trong khoảng 79 - 88 USD/thùng.

 

Giá dầu toàn cầu tăng khoảng 50% trong năm 2021, giá than nhiệt và than cốc của Trung Quốc tăng trên 70%.

NÔNG SẢN

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu đã đẩy giá dầu ăn năm 2021 lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm. Vụ thu hoạch hạt cải dầu của Canada thấp nhất trong 14 năm do hạn hán nghiêm trọng, trong khi tình trạng lao động căng thẳng, gián đoạn hoạt động ở các nhà máy và tình trạng thiếu phân bón đã ảnh hưởng đến sản lượng dầu cọ Đông Nam Á.

Đáng chú ý, năm 2021 chứng kiến sự bất thường khi giá rau ở Trung Quốc tăng vọt trong quý 4, một số loại đắt hơn thịt lợn, ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng nước này. Nguyên nhân do mưa lớn kéo dài ở các vùng trồng trọt lớn trong năm 2021 đã làm hỏng mùa màng, kết hợp với giá than tăng cao khiến việc canh tác trong nhà kính trở nên tốn kém đắt đỏ hơn. Giá sản phẩm nông nghiệp tăng mạnh đến mức Bộ Nông nghiệp Trung Quốc phải lên tiếng cam kết ngăn chặn hoạt động tích trữ rau quả và đảm bảo nguồn cung ổn định.

Sản xuất nông nghiệp được cho là vẫn ở mức thấp trong suốt nửa đầu năm 2022, nhưng các nhà phân tích hy vọng việc giảm bớt tình trạng thiếu lao động cuối cùng sẽ thúc đẩy sản lượng hồi phục và kéo giá giảm xuống vào cuối năm 2022.

Giá lợn hơi và trứng kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm trong năm 2021, với giá thịt lợn - loại thịt tiêu thụ chủ yếu ở nước này - kỳ hạn tương lai giảm một nửa do cung vượt quá cầu và do dịch Covid-19 bùng phát trở lại ảnh hưởng đến ngành du lịch và nhà hàng ăn uống của Trung Quốc.

Darin Friedrichs, người đồng sáng lập công ty nghiên cứu nông nghiệp Sitonia Consulting, cho biết khi các nhà sản xuất lớn giành được thị phần trong bối cảnh đang diễn ra xu hướng hợp nhất trong ngành này, giá lợn kỳ hạn sẽ lại gặp thách thức trong năm 2021i vì các công ty lớn hơn có khả năng tài chính để duy trì hoạt động trong thời kỳ thua lỗ tốt hơn so với các nông hộ nhỏ. Điều đó có nghĩa là thị trường có khả năng bị dư cung lâu hơn, từ đó có thể ảnh hưởng đến giá cả", ông Friedrichs cảnh báo. 

 

 Giá dầu ăn ở Trung Quốc tăng 30 – 80%, các nông sản khác như thịt lợn và trứng giảm.

Tham khảo: Reuters

Vũ Ngọc Diệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật