Bị nhân viên thu ngân tỏ thái độ "đuổi khách", một lập trình viên đã nghĩ ra ý tưởng startup ghi nhận phản hồi khách hàng, thu về cả chục triệu đô mỗi năm
Năm 15 tuổi, cậu thiếu niên Heikki Vaananen đến từ một thị trấn nhỏ của Phần Lan thường lui tới cửa hàng máy tính địa phương để mua đĩa mềm. Tuy nhiên, người thu ngân luôn tỏ thái độ khó chịu với Heikki.
Anh chia sẻ: "Ông ấy rất thô lỗ và dường như lúc nào cũng muốn đuổi khách. Tôi thường xuyên bị lờ đi và không được phục vụ như một vị khách thực sự. Tất nhiên điều đó làm tôi rất không hài lòng nhưng hồi đó tôi còn là một đứa trẻ nên chẳng thể làm gì được. Dù vậy, tôi không bao giờ quên được trải nghiệm tồi tệ này".
Đến năm 2008, Heikki đã trở thành một lập trình viên và doanh nhân 28 tuổi thành công. Công ty kinh doanh trò chơi điện tử Universomo của anh là đối tác của một số tên tuổi lớn như Sega, Disney hay Warner. Sau đó, anh đã bán công ty cho một đơn vị của Mỹ để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh mới.
Nhớ lại trải nghiệm không mấy vui vẻ ở cửa hàng máy tính năm nào, Heikki quyết định thành lập một startup giúp các công ty giám sát và cải thiện dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng.
Cụ thể hơn, ý tưởng của anh là xây dựng thiết bị giúp khách hàng trả lời các câu hỏi về trải nghiệm của họ. Đây có thể là câu hỏi về sự thân thiện của nhân viên hay thời gian phục vụ đã phù hợp chưa…
Khi câu hỏi xuất hiện trên màn hình, khách hàng chỉ cần nhấn một trong bốn biểu tượng khuôn mặt, từ "rất không hài lòng", "không hài lòng", "hài lòng" cho đến "rất hài lòng". Happy Or Not sau đó sẽ đối chiếu và gửi email dữ liệu cho công ty.
Ville Levaniemi, nhà đồng sáng lập của Happy Or Not chia sẻ: "Tôi nghĩ đây là một ý tưởng tốt và có thể ai đó cũng đang làm điều tương tự. Tôi đã tìm trên mạng nhưng bất ngờ thay, chưa công ty nào phát triển sản phẩm như vậy. Do đó, chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch năm 2008 và ra mắt startup năm 2009". Hiện Happy Or Not được sử dụng bởi hơn 4.000 tổ chức tại 134 quốc gia trên thế giới.
Anh kể lại: "Họ nhận thấy ngay cả ở những cửa hàng hoạt động tốt nhất, khách hàng cũng không hài lòng với nông sản vào một số thời điểm nhất định trong ngày. Vì vậy, bằng cách sử dụng dữ liệu do Happy Or Not cung cấp, họ sẽ hiểu hơn về nhu cầu của người mua".
Sau một thời gian, Happy Or Not muốn tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài, bắt đầu từ nước láng giềng Thụy Điển. Tuy nhiên, Ville cho biết nhiều doanh nghiệp không hứng thú với sản phẩm: "Chúng tôi từng bị cười nhạo nhiều lần và bị coi là trò đùa. Các công ty không nhận ra giá trị của việc mà chúng tôi làm. Thế nhưng một điều khá thú vị là sau vài năm, những công ty ban đầu từ chối Happy Or Not lại quay lại và nói rằng họ muốn hợp tác với chúng tôi".
Năm 2012, Happy Or Not đã có một bước ngoặt lớn khi được sân bay Heathrow liên lạc. Ở thời điểm hiện tại, đây vẫn là một trong những khách hàng lớn nhất của công ty.
Ngày nay, hơn 25.000 thiết bị của Happy Or Not đã được đặt ở khắp nơi trên thế giới và công ty cho biết dịch vụ của họ được sử dụng hơn một tỷ lần. Doanh thu hàng năm của công ty gần 12 triệu USD. Ngoài trụ sở chính ở Phần Lan, họ đã mở văn phòng tại Hà Lan và Mỹ.
Hiện Heikki đảm nhiệm vai trò CEO của Happy Or Not trong khi Ville là phó Chủ tịch điều hành công ty. Kể về cửa hàng máy tính ở quê nhà, Heikki cho biết nó đã đóng cửa một phần vì thái độ của người thu ngân đã "giúp" đuổi bớt khách hàng, dẫn tới sụt giảm doanh thu.
Theo: Trí Thức Trẻ/BBC
TIN CŨ HƠN
- Nữ giảng viên bỏ việc, bị từ chối 100 lần khởi nghiệp startup thiết kế tỷ đô, cứ 33 giây lại có một sản phẩm mới ra đời!
- Câu chuyện "gọi vốn từ cộng đồng" cho một chuỗi cà phê và cái nhìn của người làm kinh doanh về hình thức crowdfunding này
- Đào Chi Anh gọi vốn cộng đồng 200.000 USD để xây dựng lại The KAfe
- Chân dung doanh nghiệp bí ẩn 20 năm bán kệ hàng cho Unilever, Big C, Lotte, Toyota, Trung Nguyên tại Việt Nam
- Bí quyết thành công của một thanh niên giao đồ ăn trở thành ông chủ chuỗi 70 nhà hàng khắp Hong Kong và Trung Quốc đại lục
- Câu chuyện du lịch 4.0 của Thiên Minh Group: Từ đội quân 35 người vật vã cầm bảng đón 1.000 khách/ngày, nghe khách "chửi" như cơm bữa, nay giảm xuống còn 1 người, doanh thu tăng 10 triệu USD
- Chia sẻ của CEO bỏ Google về Việt Nam khởi nghiệp: startup trong mảng deep tech là ít rủi ro nhất: 3 lít nước 2 miếng pizza/ngày, 1 chiếc máy tính, vậy là đủ!
- Kinh nghiệm gọi vốn triệu USD của startup Việt
- Từ nghệ nhân cắt tay 52 bộ vest/ngày đến ông chủ Chương Tailor: “Nếu chỉ vì vải tốt, sẽ chẳng sản phẩm nào của tôi có giá 600 triệu đồng”
- Hai Di Lao - Đế chế lẩu hàng đầu Trung Quốc: Ông chủ không biết nấu lẩu cho ‘ra hồn’ nhưng khách vẫn nườm nượp, cứ 3 ngày mở 1 nhà hàng, vươn xa tới khắp Mỹ, Úc, Nhật, Hàn...