Cắt giảm chi phí đầu tư: Cuộc đua của những “ông lớn” ngành bán lẻ

Chỉ trong 2 năm trở lại đây, ngành bán lẻ tại Việt Nam có sự thay đổi chóng mặt do bùng nổ cạnh tranh gay gắt.

Các đơn vị mở chuỗi minimart, cửa hàng tiện lợi đang trên cuộc đua cắt giảm phí đầu tư. Lý do nào khiến các "ông lớn" xoay chiều như vậy?

Bài toán cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp bán lẻ

Việt Nam là nước nằm trong top tỉ lệ đô thị hóa thấp nhất trong khu vực (khoảng 35%), nhưng lại là nước có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất so với Philippines, Thái Lan,...

Với thị trường đô thị, ngành bán lẻ "leo thang’, cạnh tranh mạnh nhất tại các thành phố lớn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh). Sự cạnh tranh diễn ra giữa các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi bán lẻ hiện đại. Điển hình với các đại diện lâu năm như Satrafoods, Co.op Mart,... và nóng dần lên khi có sự gia nhập của các tên tuổi nước ngoài Aeon Mall, Lotte,... Điều này khiến "miếng bánh" thị phần của từng người chơi nhỏ lại, đòi hỏi các đơn vị phải tính toán để chiếm lợi thế trên thị trường.

Trước đó, các nhà đầu tư ngành bán lẻ sẵn sàng chi một khoản phí "khủng" để lựa chọn nhập giá kệ từ nước ngoài thay vì hàng nội địa. Nhưng với những gì mà ngành giá kệ Việt Nam đang thể hiện đã khẳng định đơn vị sản xuất trong nước hoàn toàn có đủ năng lực để đáp ứng khối lượng sản phẩm "khổng lồ". Chất lượng giá kệ tự tin sánh ngang với hàng ngoại nhập, đặc biệt là chi phí lại rẻ hơn.

Nhiều đơn vị lớn đã nhìn thấy cái lợi nếu họ chọn nhà cung cấp giá kệ trong nước thay vì vung tiền đắt đỏ với hàng nhập. Điển hình là những đại diện lớn như Lotte, BigC đã chuyển hướng chọn giá kệ trong nước với khoản phí đầu tư thấp, tiết kiệm đến 30%, không mất tiền thuế nhập khẩu. Điều này cũng mở ra dự báo triển vọng, trong thời gian tới sẽ có nhiều đơn vị "quay đầu" chọn giá kệ trong nước nhằm hướng đến giải pháp có lợi lâu dài cho doanh nghiệp mình.

Hơn nữa trong bối cảnh hiện tại, dịch bệnh Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp "thấm đòn", mặc dù ngành bán lẻ được đánh giá là hưởng lợi ngắn hạn bởi nhu cầu mua sắm tăng cao. Tuy nhiên, về lâu dài buộc các đơn vị phải tìm cách để giải quyết khủng hoảng, tiết kiệm ngân sách đầu tư, nhất là đối với những đơn vị lớn có độ phủ từ 1.000 cửa hàng trở lên.

Thử đặt phép tính khi một đơn vị mở khoảng 1.000 cửa hàng, mỗi cửa hàng chi phí cho giá kệ ngoại nhập khoảng 200 triệu, nếu nhập kệ trong nước rẻ hơn 30% (60 triệu/cửa hàng) thì con số tiết kiệm tổng sẽ lên đến 60 tỷ. Nếu mở từ 3.000 - 5.000 cửa hàng sẽ tiết kiệm 180 - 300 tỷ.

"1 đô la tiết kiệm được trong chi phí (mua giá kệ) đầu vào là 1 đô la lợi nhuận tăng thêm, vì vậy việc quản lý mua hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận tức thì cho doanh nghiệp".

Tuy vậy, một số đơn vị vẫn chọn giá kệ ngoại nhập. Liệu đây có phải là giải pháp tốt nhất khi ngành giá kệ trong nước đang mang đến lợi ích cho doanh nghiệp?

Đâu là giải pháp cắt giảm phí khôn ngoan cho doanh nghiệp bán lẻ?

 

Đứng trước tốc độ phát triển "vũ bão" của ngành bán lẻ và xu hướng cắt giảm chi phí của các nhà đầu tư đã kéo theo sự cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất giá kệ trong nước.

Các nhà cung cấp giá kệ đều hiểu, để thuyết phục nhu cầu sử dụng hàng nội địa của các đơn vị lớn cần phải cung ứng tốt nhất về chất lượng sản phẩm. Nhưng không phải nhà cung cấp nào cũng có mức giá cạnh tranh và đáp ứng tốt tiến độ lắp đặt. Thực tế, nhiều đại diện lớn ngành bán lẻ đang chịu "hớ" khi vừa mua kệ với giá cao vừa phải chấp nhận tốc độ lắp đặt chậm. Có thể do các đơn vị này chỉ liên kết với một nhà cung cấp mà chưa có sự khảo sát nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Bách Hóa Xanh ngày càng nhân rộng địa điểm, tập trung tại khu vực miền Nam

Hiện nay, một số mô hình minimart đang trỗi dậy và nhân rộng các điểm trên toàn quốc như Bách Hóa Xanh, VinMart+,... Trong đó, Bách Hóa Xanh là "tân binh" mới nhưng tốc độ mở rộng hệ thống đang khiến các đơn vị khác như "ngồi trên đống lửa". Mục tiêu năm 2020, Bách Hóa Xanh sẽ tăng từ 700-1.000 cửa hàng.

Chẳng hạn nếu các đơn vị trên chọn nhà cung cấp có giá tốt hơn, mỗi cửa hàng sẽ tiết kiệm thêm từ 30-50%, cộng thêm tốc độ thi công gấp rút sẽ giúp các doanh nghiệp mở cửa hàng nhanh chóng. Đây được cho là giải pháp khôn ngoan trong bài toán cắt giảm phí đầu tư tối ưu mà các đơn vị ngành bán lẻ đang nhắm tới.

Ông Phạm Văn Khanh - TGĐ Vinatech Group cho biết: "Chúng tôi đã có 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giá kệ siêu thị, kệ kho hàng. Chúng tôi có nhà máy sản xuất tại Hà Nội phục vụ các thương hiệu lớn phía Bắc như Vinmart, BigC, Aeon, Lotte,... Hiện tại, Vinatech Group đã khánh thành thêm nhà máy thứ 2 tại lô C2-7, đường N7, KCN Tân Phú Trung, Củ Chi, Hồ Chí Minh với hệ thống máy móc hiện đại nhập từ nước ngoài, nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng phía Nam như Bách Hóa Xanh, Co.op Mart,... Chúng tôi cam kết sẽ cắt giảm phí đầu tư cho khách hàng từ 30-50% so với các đơn vị khác và đáp ứng mọi yêu cầu về tiến độ của khách hàng".

Vinatech Group ứng dụng công nghệ hiện đại sản xuất giá kệ chất lượng cao

Từ năm 2018 đến nay, Vinatech Group đã cung cấp giá kệ cho các đại diện có tiếng như: Aeon Mall Hà Đông, BigC Buôn Ma Thuột, Lotte Cầu Giấy, Vinmart+, Co.op Food, Citimart,... Không phải ngẫu nhiên Vinatech Group được lựa chọn cung cấp giá kệ cho các đơn vị này. Tất cả đều dựa trên năng lực đáp ứng trong sản xuất, giá bán cạnh tranh, chất lượng giá kệ vượt trội về độ dày, chịu lực, sử dụng bền đẹp. Đây là ghi nhận thực tế từ những phản hồi của khách hàng đã trải nghiệm dùng sản phẩm.

Từ sự thay đổi và phát triển mạnh của thị trường cung cấp giá kệ Việt Nam, các đơn vị ngành bán lẻ sẽ tính toán để mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

 

Ánh Dương

Theo: Nhịp sống kinh tế


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật