Công ty bán lẻ lớn nhất của Thái Lan Central Retail: Việt Nam là trọng tâm mở rộng, trong 5 năm sẽ nâng thị trường Việt Nam lên 25% tổng doanh thu
Tập đoàn bán lẻ Central Group của Thái Lan đang hy vọng thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Đông Nam Á thông qua công ty con mới niêm yết Central Retail Corp.
"Trọng tâm của chúng tôi là mở rộng kinh doanh tại Thái Lan và Việt Nam", CEO Central Retail Corp Yol Phokasub nói với Nikkei Asian Review ngày 20/2 trong một cuộc phỏng vấn độc quyền sau khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan.
Central Group được kiểm soát bởi gia đình Chirathivat, giàu thứ hai Thái Lan, đứng đầu là Tos Chirathivat, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của tập đoàn, đồng thời là cháu trai của nhà sáng lập.
Tính đến tháng 9 năm ngoái, Central Retail đã vận hành 1.922 cửa hàng tại Thái Lan, 133 tại Việt Nam và 9 tại Ý. Ngoài các cửa hàng bách hóa, công ty này còn điều hành một loạt các cửa hàng chuyên dụng bán đồ thể thao, đồ gia dụng và đồ điện tử. Họ cũng sở hữu siêu thị và các cửa hàng tiện lợi.
Hiện tại, 75% doanh thu của họ đến từ Thái Lan, 17% từ Việt Nam và 7% đến 8% từ Ý. "Trong 5 năm, đóng góp của Việt Nam sẽ tăng lên 25%," ông Yol nói.
Central Retail đã và đang củng cố sự hiện diện của mình ở châu Âu và Đông Nam Á thông qua việc mua lại. Tháng 1/2015 tập đoàn này đã mua lại Nguyễn Kim của Việt nam.
Central Retail muốn củng cố sự thống trị ngành bán lẻ của mình bằng cách mở rộng mạng lưới. Nhà bán lẻ này có một chiến lược đa kênh: "Chúng tôi phải mở rộng cả trực tuyến và ngoại tuyến để thành công", Yol nói.
Doanh thu của công ty trong chín tháng đầu năm 2019 tăng 4%, tính theo năm, đạt 159,5 tỷ baht, trong khi lợi nhuận ròng của công ty đạt 6 tỷ baht, giảm 0,3%.
Các doanh nghiệp bán lẻ xa xỉ ở Thái Lan phải đối mặt với những "cơn gió ngược" từ số lượng khách du lịch giảm do sự bùng phát của coronavirus mới - được gọi là COVID-19. Đặc biệt, các cửa hàng đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về khách du lịch Trung Quốc, những người chiếm phần lớn hoạt động kinh doanh của Central Retail.
"Nếu dịch bệnh kết thúc trong ngắn hạn, chỉ ngành du lịch bị ảnh hưởng lớn. Nhưng nếu nó kéo dài trong một thời gian dài, các ngành công nghiệp lớn hơn sẽ bị ảnh hưởng", Yol nói, lo ngại về tác động của coronavirus đối với nền kinh tế và tiêu dùng. "Tuy nhiên, chúng tôi đang giảm thiểu tác động thông qua kênh trực tuyến của chúng tôi. Chúng tôi đã thấy sự gia tăng các đơn đặt hàng trực tuyến hàng ngày, chẳng hạn như cửa hàng tạp hóa và mỹ phẩm".
Theo: Trí thức trẻ/Nikkei Asian Review
TIN CŨ HƠN
- Thái Lan muốn giành lại vị trí xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
- Thủ tướng cho phép giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu, đồng ý cấp phép chuyến bay đưa người Trung Quốc từ Việt Nam về Trung Quốc
- Bose đóng cửa toàn bộ cửa hàng bán lẻ của mình tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Úc
- Cú sốc mới của ngành bán lẻ truyền thống toàn thế giới: Chuỗi mẹ và bé Mothercare tuyên bố đóng cửa tại Anh, tương lai các store khác trên toàn cầu bất định
- Thương hiệu thời trang The North Face chưa có nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam
- Chủ tịch Uniqlo 'tuyên chiến' ở Đông Nam Á: Trong 10 năm sẽ mở 800 cửa hàng, Việt Nam là một trong những thị trường trọng tâm
- Hawker Chan - thương hiệu cơm và mì gà quay có sao Michelin của Singapore sắp vào Việt Nam
- Chuỗi cửa hàng tiện ích CU (Hàn Quốc) sẽ vào Việt Nam
- Việt Nam sắp có thêm một chuỗi cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc
- Startup Indonesia đánh vào lỗ hổng 'cà phê cao cấp đắt gấp 40 lần cà phê hòa tan': Mở cửa hàng dạng ki-ốt không có chỗ ngồi, khách đặt giao hàng qua Grab và Go-Jek