Cô gái Đan Mạch bỏ việc ở công ty danh tiếng McKinsey để startup, thành bà chủ kinh doanh đồ ăn thừa cho 18 triệu thực khách
Vào năm 2007, Mette đang làm việc cho công ty tư vấn quản lý McKinsey, một trong những công ty danh tiếng nhất trong lĩnh vực này, nhưng cô đã quyết định thay đổi sự nghiệp của mình. Cô chia sẻ: “Tôi không cảm thấy (mình đang) tạo ra một tác động thực sự.”
Trong một lần ở New York, một người lạ tình cờ đã tiến tới chỗ Mette và đưa cho cô một tấm bưu thiếp, bên trên có dòng chữ: “Dù cho ước mơ của chúng ta có thể điên rồ như thế nào, chúng chỉ mới là bề nổi của những tiềm năng có thể đạt được.”
Mette nhớ lại: “Cô ấy đưa nó cho tôi khi tôi đang chờ đèn đỏ, và cô ấy cứ vậy bước đi” và Mette cho rằng đó là một điềm báo tốt.
Sau đó, cô đã quyết định theo đuổi ước mơ của mình và hợp tác với các đồng nghiệp Đan Mạch ở McKinsey là Christian Birk và Jakob Jonck để ra mắt ứng dụng theo dõi hoạt động tập thể dục cá nhân Endomondo.
Mette là một vận động viên đua ngựa và đối với 3 người đam mê thể thao, việc tung ra một ứng dụng để tạo niềm vui khi tập thể dục là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, con đường đến thành công của họ không hề bằng phẳng.
13 năm trước, hầu hết các điện thoại đều không có GPS. Trong vài tháng đầu tiên, có những ngày không ai đăng kí Endomendo cả. Mette nói rằng đó là một quãng thời gian khá khó khăn.
Tuy nhiên, Mette lớn lên trong một gia đình kinh doanh gỗ ở Ringkobing, một thị trấn nhỏ ở Jutland, miền tây Đan Mạch. Cô chia sẻ rằng chính tuổi thơ đã giúp cô chuẩn bị tâm lý đương đầu với những thử thách: “Tôi lớn lên và nhận ra rằng có những thăng trầm (trong cuộc sống).”
Cô cũng cho biết vào thời gian đầu phát triển Endomendo, cô dành hầu hết thời gian để làm việc chăm chỉ và nếu cô biết rằng mình sẽ không nhận được đồng lương nào trong vòng 2 năm, cô có thể đã xem xét lại quyết định rời McKinsey của mình. Đó là một quãng thời gian mông lung. Theo Mette, là một doanh nhân, bạn chắc chắn phải là một người lạc quan, và nghĩ rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn.
Cơ hội vàng đã tới khi App Store của Apple xuất hiện vào năm 2008 và doanh số điện thoại thông minh bùng nổ. Tuy nhiên, Endomondo cũng vẫn cần tới 6 năm để tạo ra lợi nhuận đầu tiên. Đến năm 2015, ứng dụng này đã có 20 triệu người sử dụng và thu hút sự chú ý của ‘gã khổng lồ’ bán đồ thể thao của Mỹ, Under Armour.
Mette nói: “Họ đặc biệt quan tâm đến tăng cường nhận thức về thương hiệu (của họ) ở châu Âu. Chúng tôi có thể đáp ứng được điều đó, với số lượng lớn người dùng (của chúng tôi) đang ở đây.” Công ty Mỹ đã mua Endomondo với giá 85 triệu USD. Lúc đó, Mette mới 33 tuổi, cô và 2 người đồng sáng lập đột nhiên trở thành triệu phú đô la.
Cô chia sẻ: “Bán đi một doanh nghiệp mà bạn góp phần tạo ra là một điều kì lạ. Mặc dù thỏa thuận này là một thành công lớn từ góc độ kinh doanh và tôi hài lòng với quyết định này, nhưng rất khó để chia tay đứa con (tinh thần) của tôi ở góc độ cá nhân.” Sau khi bán công ty, Mette tiếp tục làm việc cho Endomondo, quản lí đội ngũ ở cả Copenhagen, nơi cô sống và Texas.
Tuy nhiên, một cuộc gặp tình cờ trên chuyến xe buýt ngoại ô Copenhagen vào tháng 8/2016 đã dẫn Mette đến với nhiệm vụ tiếp theo của cô – cuộc chiến với lãng phí thực phẩm. Cô bắt đầu trò chuyện với một người trên cùng chuyến xe, người đó đã cho cô xem ứng dụng Too Good To Go.
Theo Mette, cô đã không có nhận thực đầy đủ về tác động to lớn của chất thải thực phẩm lên xã hội. Cô đã bị sốc sau khi nghiên cứu thêm về tác động của nó tới khí hậu.
Trước đó vài tháng, 5 doanh nhân trẻ người Đan Mạch đã ra mắt một thị trường trực tuyến. Các nhà hàng và cửa hàng có thể đăng lên đó những thức ăn họ còn dư lại trong ngày hôm đó và khoảng thời gian mà người sử dụng có thể tới để nhận đồ.
Cộng đồng của Too Good to Go có thể mua các bữa ăn giảm giá hoặc nguyên liệu nấu ăn thông qua ứng dụng này. Thực phẩm dư thừa không bị vứt đi một cách lãng phí, trong khi đó, công ty vẫn có thể kiếm tiền từ các bữa ăn giảm giá được bán.
Mette cảm thấy startup này “rất thú vị” và đã quyết định đầu tư. Vài tháng sau, cô rời Under Armour và gia nhập Too Good to Go với vai trò giám đốc điều hành.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ, 1/3 thực phẩm thế giới bị lãng phí. Khi xếp hạng cùng các quốc gia, chất thải thực phẩm là tác nhân sản xuất CO2 lớn thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, hàng chục công ty cũng đã bắt đầu giải quyết vấn đề này bao gồm các nền tảng tương tự Too Good to Go như Olio, Foodcloud và Karma. Theo Alan Hayes, thành viên một nhóm nghiên cứu thực phẩm và hàng tạp hóa IGD, các ứng dụng này đã giúp nâng cao nhận thức về chất thải thực phẩm trong các doanh nghiệp và trường học cũng như trao quyền cho người tiêu dùng.
Để thay đổi hành vi liên quan đến chất thải thực phẩm, Trish Caddy, nhà phân tích từ công ty nghiên cứu Mintel, cho rằng người tiêu dùng phản ứng tích cực hơn khi có phần thưởng. Theo cô, ứng dụng Too Good to Go đặc biệt hiệu quả trong việc bình thường hóa thức ăn thừa bằng cách giảm giá các món ăn còn sót lại cuối ngày.
Thực tế, công ty của Mette đang phát triển nhanh chóng, hiện có 450 nhân viên, hoạt động tại 13 quốc gia châu Âu và chuẩn bị ra mắt tại Thụy Điển. Mette nói rằng nó là một trong những ứng dụng phát triển nhanh nhất châu Âu với 18 triệu người dùng và đang tăng 45.000 người/ngày.
Khách hàng bao gồm từ sinh viên săn các bữa ăn giảm giá đến các gia đình trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, và phụ nữ trên 50 tuổi cũng là một thị trường lớn khác. Công ty của Mette cũng đã hợp tác với hơn 30.000 nhà cung cấp thực phẩm, từ Yo Sushi đến Accor Hotels.
Mette miêu tả Too Good to Go là một công ty ‘tác động xã hội’: “Mỗi khi chúng tôi kiếm được 1 euro doanh thu, đó là vì chúng tôi đã làm một điều gì đó tốt đẹp.” Mục đích cuối cùng của công ty là tạo ra lợi nhuận, dù Mette nói rằng mốc thời gian đem lại lợi nhuận vẫn chưa rõ ràng: “Hiện tại, mọi doanh thu chúng tôi kiếm được đều quay trở lại hoạt động kinh doanh. Chỉ cần phát triển nó và mở rộng nó ra ngày càng nhiều quốc gia. Đó là trọng tâm của chúng tôi.”
Cho đến nay, công ty Too Good to Go tuyên bố rằng họ đã giúp cứu hơn 25 triệu bữa ăn. Mette chia sẻ: “Tôi cảm thấy đây mới chỉ là khởi đầu. Không cảm giác như chúng tôi đang ở bất cứ đâu gần vạch đích cả. Trong vòng 5 năm tới, chúng tôi muốn cứu 1 tỷ bữa ăn.
TIN CŨ HƠN
- Startup Việt vào top mô hình giáo dục toàn cầu tiêu biểu
- Bỏ việc văn phòng làm 12 giờ/ngày, chàng trai chi 200 USD và dành 1,5 giờ/tuần, thu về 1 triệu USD nhờ bán hàng online trong 92 ngày
- Hậu Shark Tank: Startup vận chuyển được Shark Vương rót vốn ngày nào tăng trưởng thần tốc, CEO 2 năm liên tiếp lọt top doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc
- 2019 - Năm ấn tượng của startup Việt: TMĐT và Fintech thăng hoa, deal gọi vốn “khủng” nhất lên tới 300 triệu USD
- Khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp - con đường sáng cho startup công nghệ
- Startup Việt tính chuyện ra nước ngoài gọi vốn
- Startup ứng dụng công nghệ in 3D sản xuất chi giả cho người khuyết tật, gọi vốn được hơn 22 triệu USD, quy mô thị trường lên tới gần 3 tỷ USD
- Mặc lùm xùm, màn đầu tư của Shark Liên với startup dạy nhảy Zumba vẫn “thuận buồm xuôi gió”, công ty tăng trưởng đến 130%/tháng
- Hậu Shark Tank, startup trò chơi do Shark Thủy "đỡ đầu" tăng trưởng chóng mặt: Doanh thu cán mốc 1 triệu USD, được offer gấp 6 lần cam kết trên truyền hình
- Một startup fintech thành lập tại Việt Nam vừa gọi thành công 3,8 triệu USD, ứng dụng AI để tự động hóa quy trình xử lý dữ liệu