Khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp - con đường sáng cho startup công nghệ
Có thể nói, chưa bao giờ cụm từ như "Startup" "tinh thần khởi nghiệp" được nhắc đến nhiều như hiện nay. Không khó để thấy cụm từ này xuất hiện trong nhiều tọa đàm các cấp, các sự kiện của nhiều nhóm từ doanh nhân cho tới sinh viên…Nghiên cứu của Đại học Technische Universitat Munchen (TUM) và công ty nghiên cứu thị trường Gesellschaft fuer Konsumforschung (GfK) đã chỉ ra rằng, Việt Nam là đất nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới.
Tuy vậy, không phải startup nào khi "start" cũng lập tức "up". Thống kê của smallbiztrends.com cho thấy, chỉ có khoảng hơn 50% các doanh nghiệp khởi nghiệp sống sót sau 4 năm, trong khi đó tỉ lệ khởi nghiệp thất bại sau 4 năm là 44%. Một khảo sát khác của CB Insights cũng nêu ra hiện thực khá buồn cho khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ khi 70% startup công nghệ thất bại, thường là 20 tháng sau ngày khởi đầu. Chỉ số thất bại thậm chí còn tệ hơn với những dự án trong lĩnh vực phần cứng với 97%. Việt Nam cũng chứng kiến nhiều sự ra đi của các startup, hoặc gây xôn xao dư luận, hoặc âm thầm rút lui khỏi thị trường.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các startup. Một hội thảo về khởi nghiệp tại Việt Nam chỉ ra 80% startup thất bại thường do không đủ nguồn vốn, tiêp sau đó là các nguyên nhân như sản phẩm chưa thật sự nổi trội và cần thiết với thị trường, vận hành không hiệu quả…
Thông thường, khi nói về khởi nghiệp, người ta hay nghĩ tới khởi nghiệp tự thân (Entrepreneur), khi một nhà khởi nghiệp đứng ra thành lập doanh nghiệp dựa trên một sản phẩm, ý tưởng đã có, họ chịu trách nhiệm toàn bộ cho dự án của mình. Song song cùng lợi ích lớn khi thành công là những rủi ro, mà rủi ro lớn nhất phải kể tới là họ có nguy cơ mất mọi thứ mình đã đầu tư vào doanh nghiệp của mình – Tiền, công sức, sản phẩm, nhân lực. Vốn mỏng, kinh nghiệm vận hành ít, sản phẩm phát triển chưa đáp ứng nhu cầu… khiến starup tự thân là một cuộc chiến mà phần thắng không dành cho số đông.
Bên cạnh đó, hoạt động khởi nghiệp cũng phát triển theo nhiều hình thức đa dạng, một trong số đó là những cá nhân khởi nghiệp trong chính doanh nghiệp nơi họ làm việc, được gọi là Intrapreneur, hay là In-house entrepreneur. Điều này xảy ra khi nhân viên trong một tổ chức, với một số sản phẩm đặc thù do họ tạo ra, cộng với một số kỹ năng kinh doanh nhất định, được giao trách nhiệm và quyền hạn để sử dụng các kỹ năng đó để phát triển một sản phẩm mới. Tại các công ty lớn, nhất là công ty công nghệ, một Intrapreneur được chủ động như một Entrepreneur, với nguồn cung cấp tài chính tốt, nguồn nhân lực ngay sẵn tại công ty để thực hiện sáng kiến sáng tạo của mình cho đến khi thành công mà không phải gánh chịu trách nhiệm về tài chính cho những thất bại.
Những thí dụ điển hình về Intrapreneur được chủ động theo đuổi dự án riêng, phát huy và thực hiện sáng kiến sáng tạo ấy bằng tiền của chính công ty thường được thường xuất hiện tại những "ông lớn" trong làng công nghệ như HP, Intel, Google, Siemens, Microsoft... Nhiều công ty có hẳn ngân sách để tìm kiếm và phát triển các Intrapreneur cho doanh nghiệp, giúp các nhân sự xuất sắc có thể nhận diện cơ hội kinh doanh mới, có tiềm năng lợi nhuận cao và tự thực hiện các dự án đầy mạo hiểm ấy.
Tại Việt Nam, khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp đang phát triển và trở thành một trong những lựa chọn tối ưu hơn của nhiều nhân sự giỏi, phát triển được các sản phẩm với tính ứng dụng cao dành cho một nhóm khách hàng. Một trong những công ty đang trở thành "cái nôi" cho các Intrapreneur Việt là FPT Software, với nhiều sản phẩm đang phát triển và bước đầu đạt được thành công như Codelearn, AkaDev, AkaDoc…
Nhằm mang lại bức tranh toàn cảnh về khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp, những cơ hội cũng như thách thức khi tham gia vào hoạt động này, FPT Software sẽ tổ chức sự kiện "INTRAPRENEURS – Khởi nghiệp trong lòng FPT Software" vào ngày 21/12/2019 tới đây.
TIN CŨ HƠN
- Startup Việt tính chuyện ra nước ngoài gọi vốn
- Startup ứng dụng công nghệ in 3D sản xuất chi giả cho người khuyết tật, gọi vốn được hơn 22 triệu USD, quy mô thị trường lên tới gần 3 tỷ USD
- Mặc lùm xùm, màn đầu tư của Shark Liên với startup dạy nhảy Zumba vẫn “thuận buồm xuôi gió”, công ty tăng trưởng đến 130%/tháng
- Hậu Shark Tank, startup trò chơi do Shark Thủy "đỡ đầu" tăng trưởng chóng mặt: Doanh thu cán mốc 1 triệu USD, được offer gấp 6 lần cam kết trên truyền hình
- Một startup fintech thành lập tại Việt Nam vừa gọi thành công 3,8 triệu USD, ứng dụng AI để tự động hóa quy trình xử lý dữ liệu
- Trung Nguyên lần đầu hợp tác với một startup để bán… giày: Sau bao năm hô hào khởi nghiệp giờ họ mới thật sự trực tiếp hỗ trợ giới khởi nghiệp?
- Khởi nghiệp mảng công nghệ bắt đầu bứt phá
- Dù chê 'khôn như em quê tôi đầy', cứng rắn khi offer nhưng Shark Dũng vẫn đầu tư 300.000 USD cho startup của hai cựu nhân viên đời đầu Tiki
- Shark Dzung offer 10 tỷ, tận dụng cả Wefit để kéo khách hàng, nhưng startup coworking trong ngành tóc từ chối "không cần nghĩ" vì không muốn thay đổi mô hình kinh doanh
- Từ bỏ cương vị Giám đốc bán hàng tại tập đoàn lớn, chàng trai tỉnh lẻ lựa chọn một loại quả dân gian để khởi nghiệp