Hậu Shark Tank: Startup vận chuyển được Shark Vương rót vốn ngày nào tăng trưởng thần tốc, CEO 2 năm liên tiếp lọt top doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc
Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của Shark Trần Anh Vương, startup giao hàng theo mô hình nhượng quyền này đang có những bước phát triển rất vững chắc.
Hai năm liên tiếp, CEO Lê Thanh Hoài của Công ty TNHH Dịch vụ Vận chuyển Dấu Chân Việt, thường được biết đến với tên gọi SuperShip, lọt vào top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2018 và 2019.
Lê Thanh Hoài đưa SuperShip đến với Shark Tank mùa đầu tiên và đã có 4/5 Shark hứng thú với dự án này, ngoại trừ Shark Thái Vân Linh, người cho rằng mô hình còn non trẻ và chưa có nhiều sự khác biệt.
Sau một hồi thương lượng và kiên quyết không nhượng bộ, Lê Thanh Hoài chọn về đội Shark Trần Anh Vương, vì Shark Vương đáp ứng được mong muốn của anh là chỉ lấy tối đa 20% cổ phần. Khoản đầu tư chốt ở mức 2 tỷ đồng.
Tương tự một số đơn vị giao hàng hiện nay, SuperShip là dịch vụ giao hàng, thu tiền hộ cho các shop bán hàng online. Tuy nhiên điểm đặc biệt của startup này nằm ở hệ thống quản lý đơn hàng phía sau, có thể kết nối trực tiếp với hệ thống bán hàng của các shop. Trong trường hợp các shop không có hệ thống quản lý vận đơn thì vẫn có thể sử dụng trực tiếp hệ thống của SuperShip để quản lý.
Lê Thanh Hoài gọi vốn cho SuperShip tại Shark Tank Việt Nam.
Dưới sự đồng hành và tư vấn của Shark Vương, CEO Lê Thanh Hoài đã có một số điều chỉnh về hướng đi của mình, trong đó quan trọng nhất là sự thay đổi chiến lược kinh doanh. Từ chỗ xác định sẽ tự bỏ vốn mở bưu cục chuyển phát để gây dựng mạng lưới, Shark Vương gợi ý cho anh nên đi theo hình thức nhượng quyền.
Tại mỗi tỉnh, SuperShip chỉ cần chọn một hoặc một vài người đại diện, sau đó chuyển giao công nghệ phía sau cho họ. Về bản chất, đơn hàng vẫn đi hệ thống của SuperShip, nhưng công việc giao hàng sẽ do bưu cục nhượng quyền thực hiện. Như vậy, startup của Hoài có 2 nguồn thu: 1 là phí nhượng quyền, 2 là thu % doanh thu trên mỗi đơn ship.
Sau này khi chia sẻ trên báo chí, chính bản thân CEO Lê Thanh Hoài cũng thừa nhận mô hình nhượng quyền giúp SuperShip có thể chạy đua trong cuộc chơi giao hàng. Không chỉ tận dụng được năng lực tài chính cả hệ thống, năng lực am hiểu thị trường của đối tác tại các tỉnh thành, mô hình nhượng quyền còn tạo ra lợi thế cạnh tranh về chi phí, thời gian giao hàng.
Hơn nữa, do phải bỏ vốn hợp tác nên tinh thần làm chủ của đối tác cũng cao, mô hình tạo được sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Đơn cử, mỗi khách hàng của SuperShip sẽ có một nhân viên chăm sóc để hỗ trợ vấn đề phát sinh nên sự tín nhiệm, hài lòng về dịch vụ luôn được đánh giá cao.
Đến nay, theo chia sẻ của Lê Thanh Hoài, SuperShip đã có 130 cơ sở tại các tỉnh thành trên cả nước. Startup đạt mục tiêu nâng số bưu cục lên hơn 500 vào tháng 6/2020 và hiện đang chuẩn bị cho bài toán huy động vốn triệu đô ở vòng tiếp theo để hoàn thành mục tiêu này.
TIN CŨ HƠN
- 2019 - Năm ấn tượng của startup Việt: TMĐT và Fintech thăng hoa, deal gọi vốn “khủng” nhất lên tới 300 triệu USD
- Khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp - con đường sáng cho startup công nghệ
- Startup Việt tính chuyện ra nước ngoài gọi vốn
- Startup ứng dụng công nghệ in 3D sản xuất chi giả cho người khuyết tật, gọi vốn được hơn 22 triệu USD, quy mô thị trường lên tới gần 3 tỷ USD
- Mặc lùm xùm, màn đầu tư của Shark Liên với startup dạy nhảy Zumba vẫn “thuận buồm xuôi gió”, công ty tăng trưởng đến 130%/tháng
- Hậu Shark Tank, startup trò chơi do Shark Thủy "đỡ đầu" tăng trưởng chóng mặt: Doanh thu cán mốc 1 triệu USD, được offer gấp 6 lần cam kết trên truyền hình
- Một startup fintech thành lập tại Việt Nam vừa gọi thành công 3,8 triệu USD, ứng dụng AI để tự động hóa quy trình xử lý dữ liệu
- Trung Nguyên lần đầu hợp tác với một startup để bán… giày: Sau bao năm hô hào khởi nghiệp giờ họ mới thật sự trực tiếp hỗ trợ giới khởi nghiệp?
- Khởi nghiệp mảng công nghệ bắt đầu bứt phá
- Dù chê 'khôn như em quê tôi đầy', cứng rắn khi offer nhưng Shark Dũng vẫn đầu tư 300.000 USD cho startup của hai cựu nhân viên đời đầu Tiki