Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tham gia kênh bán lẻ nước ngoài
* Một loạt nhà bán lẻ nước ngoài đã vào Việt Nam. Bà đánh giá thế nào về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta tại thị trường nội địa?
– Đã có sự phát triển rất nhanh về hệ thống phân phối bán lẻ nội địa, như Sài Gòn Co.op có gần 100 siêu thị Co.opmart, hay Vingroup có 1.000 điểm bán hàng tính đến cuối năm 2017 thông qua siêu thị Vinmart và Vinmart +. Hệ thống bán lẻ phát triển đã góp phần thúc đẩy sản xuất và tạo thêm việc làm. Việc tiêu thụ hàng hóa Việt Nam trong các kênh phân phối của các nhà bán lẻ nước ngoài đã giúp cho các doanh nghiệp trong nước tăng nhanh doanh thu, nhưng vẫn rất khó tham gia trực tiếp vào hệ thống bán lẻ của họ.
* Như bà nói, doanh nghiệp Việt Nam vẫn khó tham gia kênh bán lẻ nước ngoài tại thị trường trong nước. Theo bà, làm cách nào để thay đổi thực trạng này?
– Theo tôi, mấu chốt vấn đề là niềm tin. Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo được niềm tin về chất lượng hàng hóa để các nhà bán lẻ nước ngoài đồng ý đưa vào quầy kệ của họ.
Việc tận dụng các kênh phân phối của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp nội địa mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài dưới thương hiệu của Lotte hay Big C và các nhà bán lẻ nước ngoài khác.
* Bà nghĩ thế nào về khả năng doanh nghiệp Việt Nam tham gia hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ nước ngoài?
– Các nhà bán lẻ nước ngoài có kinh nghiệm quản lý lâu năm tại thị trường nhiều nước, với hệ thống phân phối toàn cầu. Họ có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hệ thống logistics cùng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Với hơn 90 triệu dân, thị trường bán lẻ với mức tăng trưởng khoảng 20%/năm, Việt Nam đang được xem là có rất nhiều tiềm năng để phát triển.Theo tôi, doanh nghiệp trong nước cần khai thác thế mạnh này của các nhà bán lẻ nước ngoài để tham gia vào các kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa.
Tới đây, Bộ Công Thương sẽ vận động các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài quan tâm hơn nữa đến phân phối hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, nhất là những doanh nghiệp FDI như Lotte, Big C. Hiện nay, các siêu thị Big C bán đến 95% hàng hóa Việt Nam, đặc biệt ưu tiên nông sản cũng như hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lotte cũng tích cực gia công hàng hóa tại Việt Nam với thương hiệu của họ để xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo Điều 13 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia. Nếu hệ thống nào có trên 80% hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất trong nước sẽ được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, phí, đất đai. Đây là một kênh hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, giới thiệu thương hiệu với người tiêu dùng trong nước.
Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018 cũng đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, nhất là tại vùng biên giới và hải đảo, với những cách làm mới hơn.
Thanh Huyền (Theo DNSG)
TIN CŨ HƠN
- Vinmart và Vinmart+ sẽ có 200 siêu thị, 4.000 cửa hàng vào năm 2020
- Giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 VN: Chúng tôi sẽ trở thành số 1 tại Việt Nam trong 3 năm nữa!
- Năm 2018, một cơn 'sóng thần' sẽ cuốn trôi ngành bán lẻ truyền thống?
- Ngành FMCG (hàng tiêu dùng): Doanh nghiệp nội phát triển mạnh, đa quốc gia chững lại
- Thuê mặt bằng đẹp tại Hà Nội: McDonald’s phải trả 1 tỷ đồng/tháng, H&M tốn 3 tỷ, nhưng chưa là gì so với Zara
- Hơn 1/3 doanh nghiệp lập mới kinh doanh bán buôn, bán lẻ
- Đại diện McDonald’s Việt Nam: Chúng tôi muốn phát triển theo hướng “hữu xạ tự nhiên hương”, "chậm mà chắc" chứ không mở ồ ạt
- Làm sao khai phá “mỏ vàng” hàng trăm tỉ USD từ thị trường bán lẻ?
- Cuộc chiến cửa hàng tiện lợi
- Vissan bán sỉ thịt heo bên cạnh chợ truyền thống