Criteo: Doanh số bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam tăng hơn 220% nhưng đang có xu hướng giảm
Criteo S.A - công ty truyền thông thương mại, đã công bố dữ liệu theo mùa trong khu vực Đông Nam Á. Theo Chỉ mục Doanh số của Criteo, doanh số bán lẻ trực tuyến tại Đông Nam Á tăng vọt lên đến 399% vào Ngày Độc thân 2021. Tại Việt Nam, doanh số bán lẻ trong những ngày đôi được ghi nhận là tăng mạnh trong nửa cuối năm, trong đó, doanh số bán lẻ của ngày 12.12 tăng lên đến 143%, doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 223% vì có nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến.
Doanh số bán lẻ trực tuyến ở vùng này đã có một mức tăng tương đối, tăng 4% cùng kỳ năm trước. Một số quốc gia trong khu vực có mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, ví dụ như Việt Nam (tăng hơn 35%) và Singapore (tăng hơn 22%) khi so sánh doanh số mua sắm của người tiêu dùng trong dịp Ngày Độc thân 2021 với doanh số trung bình trong tuần cuối của tháng 10 năm 2021. Danh mục bán hàng lifestyle dẫn đầu khu vực, làm tăng 19% doanh số trong dịp Ngày Độc thân năm 2021.
Khi giãn cách xã hội được nới lỏng, doanh số du lịch tăng trưởng đáng kể, tăng 97% so với năm 2020. Các danh mục như Đồ bơi cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi (141%), Đồ lót (87%), và Đồ liền và Đồ bộ (77%) vẫn là những danh mục dẫn đầu xu hướng mua sắm của mùa hè năm nay, so với mùa hè năm ngoái. Điều này phản ánh sự phục hồi nói chung của đời sống xã hội đối với nhiều người tiêu dùng trong khu vực.
Ông Mark Gubbels, Giám đốc Thương mại khu vực Đông Nam Á tại Criteo, cho biết: “ Hàng năm, Ngày Độc thân tại Việt Nam chứng kiến sự gia tăng doanh số bán lẻ trực tuyến, một xu hướng lan rộng khắp Đông Nam Á. Do đó, các thương hiệu và nhà bán lẻ phải hiểu rõ bối cảnh người tiêu dùng để tối đa hóa tác động của sự kiện này ”.
Doanh số bán hàng khác tăng như thế nào trong năm 2021?
Trên toàn Đông Nam Á, những Ngày Đôi vẫn là dịp mua sắm quan trọng ở nhiều quốc gia, trong đó có Indonesia và Việt Nam. Tuy nhiên, tại Singapore và Malaysia, Ngày Độc thân vẫn là sự kiện mua sắm có quy mô lớn nhất, thu về doanh số hơn gấp đôi so với những Ngày Đôi khác.
* Đông Nam Á
Ngày 10.10: Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 288%
Ngày Độc thân: Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 399%
Ngày 12.12: Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 453%
* Singapore
Ngày 10.10: Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 78%
Ngày Độc thân : Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 223%
Ngày 12.12: Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 72%
Ngày Thứ Sáu Đen (Black Friday) : Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 71%
* Indonesia: 12.12 vẫn là lễ hội mua sắm lớn nhất, theo sau là Ngày Độc thân.
Ngày 10.10 : Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 111%
Ngày Độc thân : Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 178%
Ngày 12.12: Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 188%
* Việt Nam : 12.12 là lễ hội mua sắm được hưởng ứng nhiều nhất, theo sau là Ngày Độc Thân
Ngày 10.10: Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 104%
Ngày Độc thân : Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 128%
Ngày 12.12: Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 143%
Thứ Sáu Đen (Black Friday) : Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng lên đến 92%
Hướng tới Ngày Độc thân 2022
Năm nay, phân tích chỉ số bán hàng của Criteo cho sự kiện 10.10 gần đây nhất chỉ ra khu vực Đông Nam Á ghi nhận doanh số bán hàng trực tuyến tăng lên đến 97% so với tuần trung bình của 1 tháng trước đó (ngày 10-16/9/2022), thấp hơn nhiều so với 1 năm trước khi doanh số bán hàng tăng lên đến 136%.
Ngoài ra, doanh số bán hàng theo năm giảm 12% vào ngày 10.10 cùng kì năm ngoái. Việt Nam cũng có xu hướng tương tự, theo đó, doanh số bán hàng tăng lên đến 48% so với doanh số trung bình theo tuần của 1 tháng trước đó. Tuy nhiên, mức tăng doanh số bán hàng năm ngoái cao hơn, ở mức 125%, cho thấy doanh số bán hàng theo năm giảm còn 42% so với cùng kỳ năm ngoá i. Doanh số so với cùng kỳ năm trước của Indonesia và Singapore cũng lần lượt giảm 27% và 21%.
Theo Khảo sát Câu chuyện Người mua hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Criteo, năm 2022, người tiêu dùng mua sắm kết hợp trực tuyến-tại chỗ và luôn muốn có những sự lựa chọn tốt nhất. Họ quay lại mua sắm tại cửa hàng nhưng vẫn sử dụng các trang web của nhà bán lẻ và ứng dụng di động để tham khảo và bổ trợ cho trải nghiệm mua sắm.
Ông Sukesh Singh, Trưởng bộ phận Nhóm khách hàng lớn thuộc khu vực Đông Nam Á tại Criteo, chia sẻ thêm: “Phân tích cho Ngày Đôi 10.10 gần đây của chúng tôi phản ánh xu hướng này khi bán lẻ trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á giảm. Theo dự đoán, điều này sẽ tiếp tục khi các sở thích về lối sống (lifestyle) của người tiêu dùng thay đổi khi đời sống xã hội trở lại bình thường và nhiều người tiêu dùng ghé đến cửa tiệm nhiều hơn. Các nhà bán lẻ cần cố gắng đồng bộ hóa các quảng cáo trực tuyến bổ trợ cho hoạt động mua sắm kết hợp trực tuyến-tại chỗ để tận dụng dịp Ngày Độc thân một cách tối đa."
TIN CŨ HƠN
- Lũy kế 9 tháng, doanh thu từ mảng bán lẻ PNJ tăng 113,3%
- Khách nườm nượp đến mua thịt heo ăn chuối của bầu Đức ở Hà Nội
- Chuyển đổi số: Áp lực và động lực tăng trưởng cho ngành bán lẻ
- Giá hàng hóa 'bất trị' trước giá xăng dầu giảm: Cần dẹp bớt khâu trung gian
- Nikkei: Nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài ráo riết mở rộng tại Việt Nam
- Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín 2022: Winmart/Winmart+ tuột ngôi vương vào tay ông chủ BigC, các công ty vàng bạc đá quý thăng hoa
- "Hiện tượng" ngành sữa: Một chuỗi bán lẻ tăng trưởng doanh thu 21 lần sau 4 năm, vượt Bibomart và Kids Plaza
- Thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút các 'ông lớn' smartphone
- Cuộc đua thịt heo thương hiệu vào hồi gay cấn
- Trái cây ngoại tràn ngập