Đàn ông mua sắm nhiều hơn - Chuyển biến mạnh mẽ của ngành bán lẻ
Theo báo cáo nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của First Insight, một điều đáng ngạc nhiên là đàn ông mua sắm thường xuyên hơn cả phụ nữ, kể cả trên mạng và tại các cửa hàng truyền thống. Điều này đã phá vỡ một số định kiến về giới trong ngành bán lẻ.
Các nhà bán lẻ cần phải từ bỏ suy nghĩ rằng mua sắm chủ yếu là dành riêng cho phụ nữ. Điều quan trọng ở đây là, cần phải chú ý đến nhu cầu mua sắm của nam giới và nỗ lực hết mình để đáp ứng mong đợi của họ. Bằng việc nhận thức được những khác biệt trong hành vi mua sắm của nam và nữ, các nhà bán lẻ có thể tác động đến khách hàng nam giới bởi các quảng cáo, chương trình marketing và định giá sản phẩm dành riêng cho tệp khách hàng này.
Theo tạp chí The Journal of Retailing, nghiên cứu cho thấy rằng con người có những động lực khơi gợi nhu cầu mua sắm khác nhau. Hai lý do phổ biến nhất là:
Utilitarian: Được thiết kế làm nổi bật tính hữu ích và thực tế của sản phẩm, hơn là sự hấp dẫn bề ngoài. Khách hàng mua sắm nhằm mục đích dùng nó vào một việc cụ thể.
Hedonic: Sản phẩm liên quan đến, hoặc đặc trưng cho những niềm vui. Khách hàng mua đơn giản vì họ thích nó.
Phần lớn đàn ông có xu hướng theo phong cách Utilitarian, trong khi phụ nữ chủ yếu là những người mua hàng vì sự phấn khích và thích thú. Đàn ông thường quan tâm tới chức năng, công dụng và độ hiệu quả của sản phẩm, còn phụ nữ thì tận hưởng cảm xúc trong suốt trải nghiệm mua hàng của họ. Nam giới tìm kiếm thông tin để đưa ra quyết định mua hàng với các con số, dữ kiện và dữ liệu. Một sự thật là đàn ông dành thời gian nghiên cứu về giá trên các thiết bị di động nhiều hơn phụ nữ. 69% nam giới xem xét giá cả trên Amazon trước khi tìm và mua sản phẩm ở nơi khác. (Ở nữ giới là 63%)
Đàn ông đang chuyển dịch mua sắm từ cửa hàng truyền thống sang thiết bị di động ngày một nhiều hơn. Tỉ lệ mua hàng trực tuyến của họ hiện nay gần bằng phụ nữ. Từ năm 2017 đến 2018, tỉ lệ không bao giờ mua hàng qua thiết bị di động (ít hơn một lần một tháng) của nam giới giảm đáng kể từ 48% xuống còn 18% - con số gần như với phụ nữ. Bên cạnh đó, đàn ông nắm bắt công nghệ với tốc độ nhanh hơn: 70% đàn ông sử dụng thiết bị thông minh để nghiên cứu sản phẩm và giá, trong khi phụ nữ chỉ có 46%.
Chia khách hàng theo nhân khẩu học - giới tính, điều này đã không còn chính xác nữa. Bởi vì hành vi mua sắm không ai giống ai cả. Khi nam giới càng ngày càng quan tâm đến việc mua sắm hàng hóa, các nhà bán lẻ nên tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm mới, lấy nam giới làm trung tâm với mức giá mà họ mong muốn mua. Reuters báo cáo rằng, có một sự dịch chuyển lớn nhu cầu sang quần áo bình thường, điều này đang thúc đẩy doanh số quần áo nam giới nhiều hơn nữa. Không còn những bộ “đồng phục” chỉ dành riêng cho nữ nữa, mà thay vào đó là hàng loạt kiểu dáng mới mẻ, đầy thời trang dành cho nam giới. Giờ đây, phái mạnh mua sắm không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cá nhân nữa, mà qua đó còn thể hiện phong cách cá nhân của riêng họ.
Khi xu hướng mua sắm của nam giới đang phát triển không ngừng, các nhà bán lẻ có thể tận dụng điều này trong chiến lược bán hàng và truyền thông của họ. Đàn ông đang xem xét giá cả và mua sắm sản phẩm nhiều hơn bao giờ hết. Làm thế nào thương hiệu của bạn có thể thích ứng được với sự thay đổi này và giữ được kết nối với các khách hàng nam giới, đồng thời duy trì lòng trung thành của họ để thúc đẩy hơn doanh số của công ty?
Theo: brandsvietnam.com
TIN CŨ HƠN
- Saigon Co.op ngừng bán ống hút nhựa
- Thương hiệu bán lẻ Việt Nam vì sao vẫn mờ nhạt?
- Nikkei: Nhà buôn chợ truyền thống Việt Nam cạnh tranh quyết liệt với siêu thị, cửa hàng tiện lợi
- CSO BBLink: Chúng tôi sẽ giúp cho hàng trăm ngàn cửa hàng tạp hóa gia tăng thêm thu nhập
- 8 xu hướng định hình tương lai của ngành ngân hàng bán lẻ châu Á
- Mặc cho các chuỗi bán lẻ nườm nượp đóng cửa, đại gia nội thất sắp về Việt Nam IKEA vẫn tăng trưởng đều đều nhờ một khía cạnh đỉnh cao này
- Thủ tướng biểu dương các mô hình siêu thị giảm thiểu tác hại túi nilon
- Cơ hội nào với kênh bán lẻ truyền thống trị giá hơn 107 tỷ đô
- Lộ diện "sứ quân" muốn đánh chiếm thị trường bán lẻ truyền thống, tự tin trong tay có đội quân gần 1 "tiểu đoàn" kho bãi, 1 "trung đoàn" nhân sự, 3 "sư đoàn" vận tải và 10 "tập đoàn quân" điểm bán
- Cuộc đua 'một mất, một còn' trên thị trường bán lẻ