Đi ngược dòng suy giảm kinh tế trong đại dịch, ngành logistics Việt Nam vẫn tăng trưởng song 80% cuộc chơi lại rơi vào tay nước ngoài!
Tuy nhiên, 30-35 tỷ USD trong số đó đã thuộc về các doanh nghiệp ngoại, xem như phần ngon nhất của "miếng bánh" logistics tại Việt Nam đang nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài.
Logistics từ lâu được xem là ngành thương mại "huyết mạch" trong toàn bộ chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, vì đây là ngành đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa nội địa và quốc tế. Bất chấp tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng cao so với chu kỳ năm ngoái. Từ đó, thể hiện rõ được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ logistics.
Tại buổi chia sẻ mới đây, đại diện Sở Công Thương Tp.HCM cho biết hiện nay cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, với khoảng 5.000 doanh nghiệp chuyên nghiệp. Trong số đó, ngành logistics hiện đóng góp khoảng 8,9% trong tổng GRDP của thành phố, tương đương khoảng 117.000 tỷ đồng và có tới 54% doanh nghiệp logistics có trụ sở tại Tp.HCM.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng để phát triển trên, doanh nghiệp logistics tại Việt Nam vẫn còn tồn động một số khó khăn và thách thức nhất định. Đầu tiên phải kể đến việc mất vị thế ngay trên sân nhà.
Dưới góc nhìn người trong cuộc, đa phần doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất như kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển… Ngược lại, các công ty điều phối logistics nước ngoài chỉ có khoảng 25 doanh nghiệp hoạt động nhưng lại chiếm 80% thị phần. Còn lại gần 1.300 doanh nghiệp logistics nội địa của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần.
Ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội VLA, cũng cho biết mỗi năm chi phí logistics (bao gồm chi phí vận tải, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác...) ở Việt Nam khoảng 37-40 tỷ USD. "Tuy nhiên, 30-35 tỷ USD trong số đó đã thuộc về các doanh nghiệp ngoại, xem như phần ngon nhất của "miếng bánh" logistics tại Việt Nam đang nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài", ông Quang nói. Điều này dẫn đến, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các công ty toàn cầu. Đến nay, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và chỉ tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics.
Ngoài ra, hệ thống quy trình làm việc còn hạn chế, kéo theo chi phí vận hành chưa được tối ưu (khi dù là đang hoạt động ở sân nhà, nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn phải bỏ ra vòng vốn khá lớn để vận hành doanh nghiệp).
Điều này đã cho thấy sự hạn chế về lợi thế cạnh tranh của các công ty logistics Việt Nam khi vẫn còn vận hành doanh nghiệp theo kiểu cũ, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đã ứng dụng công nghệ tự động hóa hầu hết quy trình làm việc của họ.
Với những hạn chế kể trên, các chuyên gia cho biết điều cần thiết phải được ưu tiên phát triển công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh cho các công ty logistics Việt Nam so với các đối thủ nước ngoài.
Thực tế, nhiều nhà phát triển trong ngành đã nhìn thấy được điểm hạn chế này và thực hiện rất nhiều nỗ lực nhằm lấy lại "miếng bánh tiềm năng" này từ các gã khổng lồ ngoại quốc khác. Là đơn vị hỗ trợ phần mềm quản lý nhằm tối ưu và tự động hóa quy trình làm việc logistics, CEO Nguyễn Thanh Sang của Freightek bày tỏ: "Dù có nhiều ngành nghề ở Việt Nam đã ứng dụng rất tốt công nghệ vào trong quy trình làm việc của họ và tạo ra một kết quả tuyệt vời. Tuy nhiên, cần có giải pháp tối ưu và đồng bộ được lan rộng đến tất cả doanh nghiệp logistics tại Việt Nam, tôi nghĩ rằng nó sẽ mang lại một bước tiến vượt bậc cho ngành".
Được biết, hệ thống Freightek hiện có 250 công ty đang ứng dụng giải pháp, hơn 4.000 người dùng là các nhân sự trong công ty logistics đang làm việc nhờ hệ thống. Thống kê, việc số hoá có thể giúp các doanh nghiệp logistics tự động hoá đến 65% công việc của tất cả phòng bam, từ đó cắt giảm được hơn 60% chi phí dư thừa nhờ tối ưu các công việc lặp lại, gia tăng khả năng bán hàng lên đến 200% và giúp giữ chân khách hàng lâu hơn.
Tựu chung, số hoá được xem là phương pháp tối ưu hiện nay để hỗ trợ việc quản lý và vận hàng công ty của các chủ doanh nghiệp logistics. Đặc biệt, trong bối cảnh dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc, nhu cầu tăng cao khi các quốc gia dần tái thiết sản xuất hậu đại dịch, Việt Nam cần chủ động hơn nữa: song song cải tiến năng lực và đón đầu cơ hội.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
TIN CŨ HƠN
- Thấy Grab hay Be có dịch vụ “đi chợ hộ”, taxi Mai Linh quyết định xây hẳn siêu thị: Bán hải sản Côn Đảo, rau thuỷ canh, trái cây sạch
- Chủ tịch Nguyễn Đức Tài muốn bán 1 triệu cổ phiếu MWG vì lý do "tài chính cá nhân", dự kiến thu về "sương sương" 139 tỷ đồng
- Chính thức đoạn tuyệt “nghề bán cám heo”, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đang toan tính gì với tương lai của Masan?
- Thế Giới Di Động mở thêm chuỗi thời trang thể thao BlueSport, sắp thành "siêu thị tạp hóa" bán cả thế giới
- Bức tranh tương phản tại Thế Giới Di Động hậu giãn cách: Rau thịt cá "ế" khách, điện thoại cháy hàng
- Chuỗi cà phê Nhật Bản được ví như "Starbucks tiếp theo" sắp vào Việt Nam, sẽ đặt ở “Chung cư cà phê” nổi tiếng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
- Ăn nên làm ra như AEON: Mở 6 AEON Mall siêu to khổng lồ và 29 cửa hàng chuyên doanh khắp Việt Nam, doanh thu mỗi năm tăng trưởng 2 chữ số
- Cà phê năng lượng thứ thiệt G7 – 18 năm chinh phục toàn cầu
- Tìm động lực tăng trưởng, Thế giới Di động (MWG) mở bán cả trang sức
- Chia sẻ con đường giúp doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu sang Singapore