Doanh thu laptop của Thế Giới Di Động đạt 2.000 tỷ trong 2 tháng
Nhờ vậy, chỉ với 2 tháng tựu trường (tháng 9, 10), "ông lớn" ngành bán lẻ "bỏ túi" 2.000 tỷ đồng doanh thu nhờ laptop.
Chưa bao giờ hạ nhiệt!
Theo thông lệ hàng năm, tháng 10 - tháng thứ 2 kể từ sau ngày tựu trường, doanh số laptop của các đơn vị bán lẻ sẽ đồng loạt giảm mạnh khi mà đa số các phụ huynh đều mua sắm laptop vào các tháng 8 và 9 để kịp phục vụ việc học cho học sinh, sinh viên ngay khi bắt đầu năm học mới. Tuy nhiên, năm nay do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hiện tại các trường học trên cả nước vẫn chưa mở cửa trở lại, vì vậy nhu cầu mua laptop đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mà còn có sự tăng trưởng cao. Điển hình, tại Thế Giới Di Động, trong tháng 10 đã bán ra đến hơn 60.000 chiếc, thu về hơn 1000 tỷ đồng chỉ nhờ laptop, tăng 20% so với tháng 9 - tháng cao điểm nhất hằng năm. Có thể thấy, mặc dù dịch bệnh đã khiến Thế Giới Di Động gặp nhiều khó khăn ở nhiều ngành hàng, tuy nhiên, Covid-19 cũng đem đến cơ hội như laptop mà chuỗi đã nắm bắt rất tốt.
Trước đó vào tháng 9, Thế Giới Di Động đã bán ra hơn 50.000 laptop, thu gần 1.000 tỷ đồng (tăng 128% so với tháng 9/2020). Lũy kế 9 tháng đầu năm, Thế Giới Di Động ước tính chiếm khoảng 35% thị phần bán lẻ laptop trên cả nước, trở thành nhà bán lẻ laptop hàng đầu với doanh số ấn tượng - gần 3.300 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy chỉ trong 2 tháng tựu trường, Thế Giới Di Động đã "bỏ túi" 2.000 tỷ đồng doanh thu nhờ laptop.
Đây là kết quả của tầm nhìn và việc chuẩn bị rất kỹ lưỡng khi ngay từ tháng 6-7, Thế Giới Di Động đã dự trữ lượng lớn laptop nhờ lợi thế riêng có của nhà bán lẻ. Có thời điểm, hãng thu mua tới 60%-70% tổng lượng hàng hóa của các hãng laptop. Trong 2 tháng mùa tựu trường là tháng 9 và tháng 10, trong lúc kệ hàng laptop của nhiều đơn vị đã trống rỗng thì trên kệ của Thế Giới Di Động, laptop vẫn phong phú với nhiều chủng loại, hơn 300 mẫu máy cùng được trưng bày, giá thành cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu của đủ mọi nhóm khách hàng.
"Dự báo từ nay đến cuối năm, laptop vẫn sẽ là ngành hàng "nóng" với sức mua cao do tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành. Vì vậy, chúng tôi đặt kỳ vọng sẽ đạt hơn 5000 tỷ đồng doanh thu từ laptop trong năm 2021" ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động cho biết.
Khoảng 2 năm gần đây, Thế Giới Di Động tiến hành đẩy mạnh đầu tư vào ngành hàng laptop với việc mở ra các trung tâm laptop. Chiến lược này của Thế Giới Di Động nhanh chóng mang lại hiệu quả bên cạnh việc đưa laptop phủ nhanh trên khắp các cửa hàng trong hệ thống. Điều đó giúp cho nhà bán lẻ nhanh chóng bứt tốc, trở thành người dẫn đầu thị trường laptop với thị phần dự tính đến hết năm nay sẽ đạt tới trên 40%.
Điểm khác biệt lớn nhất của trung tâm laptop chính là mô hình 'shop in shop' trên hạ tầng có sẵn của các siêu thị Thế Giới Di Động hay Điện máy Xanh. Điều này giúp tiết kiệm chi phí mở mới và giúp nhân rộng nhanh chóng các trung tâm laptop. Khi độ phủ của các cửa hàng càng cao lên, độ nhận diện và cơ hội tiếp cận khách hàng cũng tăng theo.
Và mặc dù tích hợp như vậy, nhưng diện tích của các trung tâm luôn trên 100m2 với dải sản phẩm đa dạng phong phú để khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng. Ước tính có 900 - 1000 mẫu máy luôn nằm sẵn trên kệ, sẵn sàng để khách hàng trải nghiệm.
Các trung tâm laptop cũng là một địa điểm trung chuyển để có thể giao máy nhanh nhất khi khách hàng đặt online. Mạng lưới cửa hàng phủ kín khắp mọi nơi trên cả nước, đội ngũ nhân viên đông đảo là lợi thế không đơn vị bán lẻ nào ở Việt Nam bì kịp.
Chất lượng phục vụ cũng là thế mạnh lớn của Thế Giới Di Động. 100% laptop mua ở hệ thống Thế Giới Di Động được cài win bản quyền. Khi đến mua laptop, khách hàng sẽ được đội ngũ chuyên gia kỹ thuật tư vấn, đảm bảo chọn lựa được mẫu máy phù hợp nhất. Hãng cũng triển khai đội ngũ chuyên gia trực tuyến, khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn trước khi đến trung tâm.
Không chỉ bán laptop, các trung tâm laptop của Thế Giới Di Động còn bán các phụ kiện liên quan như chuột, tai nghe, máy in... các mẫu PC (máy để bàn) từ các thương hiệu nổi tiếng để đáp ứng mọi nhu cầu phong phú và cấp thiết của khách hàng.
TIN CŨ HƠN
- Tận dụng mặt bằng sân trước để bán xe đạp, mỗi cửa hàng Điện Máy Xanh dự kiến kiếm thêm 1 tỷ đồng doanh thu
- Seedcom - Đại gia đứng sau chuỗi The Coffee House chính thức nhảy vào sân chơi tài chính, cung cấp dịch vụ thanh toán, cho vay SMEs...
- Cơ hội nào cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phục hồi trong bối cảnh bình thường mới?
- DealStreetAsia: Loship đang đàm phán để huy động 50 triệu USD vòng Series C
- Câu chuyện mùa thu: Năm 2021, TGDĐ mở chuỗi TopZone bán đồ Apple chuẩn hãng, việc mà “đối thủ” FPT Retail đã làm từ năm 2012 và kinh doanh ngon lành suốt 9 năm qua
- Hỗ trợ doanh nghiệp Việt tìm đường xuất khẩu qua Singapore và Đài Loan
- Bột giặt NET: Lợi nhuận quý 3 tiếp tục giảm 44% so với cùng kỳ
- Phano Pharmacy - chuỗi nhà thuốc mới được tích hợp vào hệ sinh thái của Winmart: Số cửa hàng chưa bằng 1/10 Pharmacity nhưng tuyên bố doanh thu số 1 thị trường
- Thế giới Di động ra mắt hệ thống TopZone chuyên phân phối sản phẩm Apple, mục tiêu mở từ 50 - 60 cửa hàng đến hết quý 1/2022
- Phano Pharmacy - chuỗi nhà thuốc mới được tích hợp vào hệ sinh thái của Winmart: Số cửa hàng chưa bằng 1/10 Pharmacity nhưng tuyên bố doanh thu số 1 thị trường