Dù cửa hàng tiện lợi, siêu thị mọc như nấm nhưng các đại lý (cao hơn quầy tạp hóa) sẽ vẫn hút khách rần rần
Tuỳ theo đặc điểm từng ngành hàng mà các kênh phân phối có ưu thế khác nhau, nhưng nhìn chung kết quả khảo sát HVNCLC 2018 cho thấy, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn sức hút đối với người tiêu dùng, tuy sức mua có giảm và đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch sang các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích/tiện lợi - 29%).
Xu hướng chuyển dịch xảy ra chủ yếu từ kênh bán lẻ truyền thống là chợ hoặc tiệm tạp hoá nhỏ lẻ, sang các kênh bán lẻ hiện đại. Nếu như kết quả khảo sát năm 2016, tỷ lệ người tiêu dùng chọn mua sản phẩm ở chợ là 31%, thì năm 2017 giảm còn 11%, và đến nay giảm còn 10%; tiệm tạp hoá nhỏ lẻ cũng đang xuất hiện xu hướng giảm (theo kết quả khảo sát năm 2017 so với 2018 tỷ lệ giảm từ 17% còn 9%).
65% người tiêu dùng Việt vẫn chọn kênh truyền thống
Khác với những nhận định 5 - 10 năm về trước, hiện nay theo nhiều chuyên gia, xu hướng chuyển dịch này là tất nhiên và lý do chính yếu không phải bởi các kênh bán lẻ hiện đại hút khách (tức không phải hoàn toàn là bởi lý do giành được khách hàng của các kênh bán lẻ truyền thống), mà chủ yếu do sự tăng trưởng về độ phủ của các kênh bán lẻ hiện đại, nên số lượng khách hàng tăng theo cơ học, chứ không phải tăng lượng khách tại từng đơn vị. Có thể thấy, kênh bán lẻ truyền thống nói chung vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, 65% người tiêu dùng chọn mua sản phẩm.
Ðặc biệt, cửa hàng chuyên hay cửa hàng tạp phẩm gia đình bán giá sỉ, cửa hàng đại lý (cao hơn tiệm tạp hoá) vẫn còn là ưu tiên trong lựa chọn của người tiêu dùng (46%), do những lợi thế mà nó mang lại cho người tiêu dùng như gần nhà, sản phẩm chất lượng, giá rẻ, và đặc biệt là sự ân cần thân thiện của nhân viên/chủ cửa hiệu và sự thuận tiện trong lựa chọn. Ðiều này cho thấy vai trò của Trade Marketing trong xu thế phát triển hiện nay ngày càng trở nên quan trọng.
Chen chân vào những “khoảng trống” này là các sản phẩm ngoại nhập có xuất xứ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đang từng ngày cạnh tranh giành niềm tin, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt khi hàng Trung Quốc bị nhiều người quay lưng. Nếu như kết quả khảo sát HVNCLC 2017 cho thấy sản phẩm ngoại nhập từ Thái, Nhật, Hàn được người tiêu dùng thường mua chỉ dưới 3%, thì đến nay đã tăng lên 8 - 10%, thậm chí có những sản phẩm như bánh kẹo, đồ uống, chiếm tỷ lệ mua dùng sản phẩm có xuất xứ từ Thái, Nhật, Hàn khá cao (12 - 17%).
Theo Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- TP HCM: Nguy cơ nước ngoài chiếm lĩnh thị trường bán lẻ
- Bán lẻ truyền thống có thế áp dụng chiến lược nào từ thương mại điện tử?
- “Cuộc chiến” bán lẻ: Doanh nghiệp nội không thua kém đối thủ ngoại
- Trái ngon để bán cho nước ngoài!
- Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tham gia kênh bán lẻ nước ngoài
- Vinmart và Vinmart+ sẽ có 200 siêu thị, 4.000 cửa hàng vào năm 2020
- Giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25 VN: Chúng tôi sẽ trở thành số 1 tại Việt Nam trong 3 năm nữa!
- Năm 2018, một cơn 'sóng thần' sẽ cuốn trôi ngành bán lẻ truyền thống?
- Ngành FMCG (hàng tiêu dùng): Doanh nghiệp nội phát triển mạnh, đa quốc gia chững lại
- Thuê mặt bằng đẹp tại Hà Nội: McDonald’s phải trả 1 tỷ đồng/tháng, H&M tốn 3 tỷ, nhưng chưa là gì so với Zara