Giành lại ngôi vị siêu thị số 1 Việt Nam từ tay WinMart/WinMart+, Saigon Co.op lên kế hoạch tăng trưởng 4%, duy trì doanh thu "khủng" hơn 31.000 tỷ đồng
Tại Hội nghị Nhà cung cấp mới đây, Saigon Co.op đã công bố kế hoạch kinh doanh trong năm 2023 với mức tăng trưởng doanh thu dự kiến 4%. Trong bối cảnh nhu cầu dự báo sụt giảm mạnh trong năm 2023, kế hoạch tăng trưởng 4% (tức doanh số không thấp hơn 32.000 tỷ đồng) của Saigon Co.op gây chú ý.
Năm 2022, Saigon Co.op chính thức lấy lại ngôi vương dẫn đầu thị trường bán lẻ về doanh số sau 1 năm đánh mất vào tay Wincommerce (thuộc Tập đoàn Masan, đang vận hành chuỗi siêu thị WinMart/WinMart+) với doanh thu hơn 31.000 tỷ đồng.
Mặt khác, mốc doanh số 30.000 tỷ đồng còn được ví von là “điểm kháng cự” về doanh thu những năm trở lại đây, khi hầu hết các doanh nghiệp lớn đều tăng trưởng chậm lại sau khi chạm mốc này.
Tốc độ tăng trưởng của Saigon Co.op cũng hạ nhiệt sau khi cán mốc 30.000 tỷ doanh thu vào năm 2017. Năm 2018-2019 doanh thu của Saigon Co.op chỉ tăng nhẹ từ 6-9% mỗi năm, trong khi các đối thủ vẫn vươn lên mạnh mẽ.
Bước sang năm 2020, Saigon Co.op bắt đầu ghi nhận tăng trưởng âm khi doanh thu giảm từ mốc 35.000 tỷ (2019) xuống còn 33.300 tỷ và tiếp tục giảm trong năm 2021 chỉ còn 30.700 tỷ đồng. Năm 2022 tuy doanh thu tăng nhưng mức tăng chỉ 0,7%.
Năm 2016, chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận doanh thu 251 tỷ đồng sau 1 năm đi vào hoạt động. Giai đoạn 2017-2019, Bách Hoá Xanh tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng thần tốc tính bằng lần. Sau đó, khi gặp dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng của Bách Hoá Xanh bắt đầu chậm lại. Năm 2021, Bách Hóa Xanh đạt doanh số hơn 28.200 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2020, quy mô cũng phát triển đến hơn 2.000 điểm bán.
Dù vậy, con số này “khiêm tốn” hơn so với Masan khi họ dự kiến WCM sẽ mang lại doanh thu thuần trong khoảng 36.000 tỷ đồng và 40.500 tỷ đồng, tăng 23% đến 38% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng là việc tiếp tục mở cửa hàng mới thành công và tăng doanh thu cấp cửa hàng.
Trong đó, WCM đặt mục tiêu mở 800 – 1.200 cửa hàng trong năm 2023. Công ty sẽ tập trung vào mô hình minimart/mini mall với đa dạng hình thức từ WIN, WinMart+ ở khu vực thành thị, WinMart+ ở khu vực nông thôn để củng cố vị thế của chuỗi bán lẻ tại khu vực thành thị và nông thôn. Ngoài ra, WCM sẽ tập trung mang lại giá trị cho người tiêu dùng thông qua chương trình hội viên WIN và việc phát triển các nhãn hàng riêng, hướng đến phục vụ từ 4-6 triệu thành viên với các dịch vụ vượt trội và ưu đãi độc quyền nhằm gia tăng lưu lượng khách đến cửa hàng.
Còn với Saigon Co.op, doanh nghiệp cho biết đang phục vụ khoảng 1 triệu lượt khách/ngày, trên hệ thống phân phối đạt hơn 800 điểm bán. Sang năm 2023, Saigon Co.op muốn phát triển 50 – 60 điểm bán mới song song tăng 50% doanh số thông qua kênh TMĐT.
Hiện, Saigon Co.op đang là chủ quản của các hệ thống các bán lẻ: Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers, Finelife, HTV Co.op, Cooponline. Mục tiêu đến năm 2025, Saigon Co.op sẽ đạt 1.000 điểm bán.
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- Sau khi tăng thêm 1.000 Winmart+ năm 2022, Masan muốn mở tiếp 800-1.200 cửa hàng năm 2023
- Nụ cười của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Giá trị thương hiệu của Tập đoàn Masan tăng hơn 1.200 tỷ đồng trong năm 2022
- Nụ cười của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Giá trị thương hiệu của Tập đoàn Masan tăng hơn 1.200 tỷ đồng trong năm 2022
- Ly cà phê giá 100.000 đồng và 'vị đắng' của Starbucks sau 10 năm vào Việt Nam
- Người giàu cũng thắt chặt chi tiêu, Thế giới Di động (MWG) tuyên bố sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để giữ chân khách hàng
- "Vua sữa đậu" Đường Quảng Ngãi lên kế hoạch lợi nhuận giảm 22% còn 1.008 tỷ đồng
- Bỏ ra hơn 270 triệu USD để thâu tóm, Masan mới thu về vỏn vẹn 38 tỷ đồng lợi nhuận từ Phúc Long
- Đang bán bút bi lãi tiền tỷ mỗi ngày, vì đâu Thiên Long đột ngột giảm 77% lợi nhuận trong tháng đầu năm 2023?
- Pharmacity cùng Bayer Việt Nam nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- FPT Long Châu ký kết cùng đối tác để nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer