Giữa ngàn sóng gió, "ông lớn" đầu ngành dệt may vẫn lên mục tiêu doanh thu gần tỷ USD vào năm 2025, thành điểm đến "trọn gói" cho thời trang xanh

Vinatex còn đề mục tiêu trở thành nhà cung cấp sản phẩm dệt kim phổ thông trọn gói với quy mô sản xuất 30.000 – 35.000 tấn vải/năm.Thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 5 tháng đầu năm

Thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 14,422 tỷ USD, giảm 21,42% so với cùng kỳ năm 2022.

Thực tế, tình hình hiện tại đang khó khăn với tất cả các ngành nghề. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2023, có tới 6/7 ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có kim ngạch trên 5 tỷ USD đều giảm, giảm sâu nhất là lắp ráp điện tử, điện thoại, chế biến gỗ, thuỷ sản, dệt may, da giày.

Là ngành đóng góp nhiều cho nền kinh tế, dệt may dù khó khăn vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều bên trong ngoài nước. Đơn cử, Saigontex 2023 ghi nhận quy mô triển lãm gấp 3 lần năm 2022, đồng thời đạt quy mô lớn nhất kể từ năm 1991.

Bổ sung sau thành công của SaigonTex 2023, SaigonFabric Summer 2023 (diễn ra hôm 26-29/7/2023) cũng dự hội tụ hơn 100 doanh nghiệp nội địa sẽ giới thiệu những nguồn sợi, vải, nguyên phụ liệu của Việt Nam; trao đổi với gần 200 nhà cung cấp từ Trung Quốc, Đức, Hồng Kông, Pakistan, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan danh mục sản phẩm của ngành như: vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may; máy móc và thiết bị sản xuất; phần mềm quản lý công nghệ...

Tại đây, đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng công bố kế hoạch đến năm 2025, tỷ lệ tăng trưởng bình quân về doanh thu và lợi nhuận hợp nhất đạt từ 8-12%, trong đó doanh thu đạt 21.800 tỷ đồng.

TIN CŨ HƠN


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật