Mì gói 'hai con tôm' thu hơn 50 tỷ đồng mỗi tháng
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket (mã chứng khoán: CMN) cho biết tổng sản lượng tiêu thụ năm ngoái đạt hơn 18.600 tấn và mới hoàn thành 93% kế hoạch năm. Thời tiết khắc nghiệt và các doanh nghiệp cùng ngành tăng sức cạnh tranh để chiếm thêm thị phần là hai nguyên chính khiến sản lượng tiêu thụ mì gói "hai con tôm" không như kỳ vọng.
Hồi đầu năm, công ty vạch ra chiến lược chú trọng gia công theo đơn đặt hàng để nâng tổng sản lượng lên khoảng 20.000 tấn, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ bằng việc trực tiếp sang Mỹ và châu Âu chào hàng. Ngoài các sản phẩm truyền thống, công ty cũng đa dạng chủng loại khi liên tiếp ch ra mắt mì chay, hủ tiếu, cháo thịt bằm, phở gói, tương ớt...
Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng chỉ giúp công ty tăng trưởng khiêm tốn 9% doanh thu và 13% lợi nhuận so với năm trước, tương ứng đạt 608 tỷ đồng và 26 tỷ đồng. Theo đó, doanh thu bình quân mỗi tháng của công ty đạt trên 50 tỷ đồng.
Mì gói 'hai con tôm' đang phải giành giật thị phần với hàng chục nhãn hiệu cùng ngành. |
Chia sẻ trong báo cáo thường niên, ban lãnh đạo Colusa – Miliket thận trọng cho biết nhiệm vụ chính của năm nay là ổn định chỉ tiêu sản lượng, doanh số và lợi nhuận. Dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ vượt 20.500 tấn, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt lần là 691 tỷ đồng và 33 tỷ đồng.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, mì gói "hai con tôm" của Colusa – Miliket là một trong hàng chục nhãn hiệu chia sẻ chưa tới 50% thị phần, trong khi phần còn lại đang được thống trị bởi mì Ba Miền và Hảo Hảo. Năm ngoái đánh dấu sự khởi sắc trở lại của thị trường mì gói Việt Nam khi tăng trưởng 2%, riêng khu vực nông thôn miền Nam tăng hơn 7%.
Có mặt trên thị trường từ trước năm 1975, nhãn hiệu mì ăn liền Colusa - Miliket với hình ảnh hai con tôm được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích và gần như độc chiếm thị trường suốt thời gian dài. Sản phẩm của công ty chiếm khoảng 4% thị phần nội địa, riêng dòng mì giấy vẫn dẫn đầu thị trường với tỷ lệ 80%.
Vốn điều lệ của công ty hiện tại là 48 tỷ đồng và chưa tăng thêm từ khi chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần vào năm 2006. Hai doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Lương thực Miền Nam và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đang nắm giữ tổng cộng 50,72% vốn điều lệ.
Phương Đông
Theo: vnexpress.net
TIN CŨ HƠN
- Thị trường đồng hồ “thơm” cỡ nào mà khiến TGDĐ, PNJ, Doji nhập cuộc?
- Hòa Phát đặt kế hoạch lợi nhuận sụt giảm 22% trong năm 2019
- Tham vọng mở rộng thị trường của ông lớn thời trang HUGO BOSS
- Bánh Merry – Cú bứt phá thương hiệu bánh kẹo Việt
- FPT Retail sẽ mở 70 cửa hàng thuốc Long Châu mỗi năm, đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần, doanh thu 10.000 tỷ đồng
- Trong lúc TGDĐ kinh doanh thêm đồng hồ thì “người anh em” Điện Máy Xanh đem bát đĩa nồi niêu gia dụng ra vỉa hè bán thêm
- Đây là lý do Thế giới Di động nhắm tới bán đồng hồ: Thị trường 748 triệu USD nhưng "bát nháo", biên lãi gộp tới 70%, các đối thủ PNJ và Doji chủ yếu mạnh về đồng hồ nữ
- Amazon công bố kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng tại Việt Nam
- Nikkei: Việt Nam đứng thứ 5 về tiêu thụ mì ăn liền, Acecook Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán mì ly tại Việt Nam
- Go-Jek vừa thông báo được rót 100 triệu USD, một ngày sau Grab công bố con số gấp 15 lần