Mì tôm Miliket một thời nức tiếng là thế, tại sao hiện tại lép vé giữa “một rừng” mì khác?

Từng một thời chiếm tới 90% thị trường mì ăn liền Việt Nam trong những năm 70-80 cuối thế kỷ 20, Miliket hiện đang phải vật lộn tìm chỗ đứng khi “lép vế” rõ rệt trong cuộc đua khốc liệt trên thị trường.

Người Việt đã quen với cách gọi “mì ăn liền” là “mì tôm”, nhưng bạn có biết rằng, cái tên “mì tôm” bắt nguồn từ chính những gói mì Miliket “huyền thoại”.

Lần đầu xuất hiện tại Việt Nam từ hơn 50 năm trước, mì Miliket từng nổi tiếng đến mức hình ảnh 2 con tôm chụm đầu vào nhau in ngoài bao bì đã trở thành biểu tượng, thậm chí trở thành cái tên chung cho các loại mì gói được sản xuất về sau này. Thời bấy giờ, Miliket còn là món ăn xa xỉ với nhiều người khi chỉ được bán tại các cửa hàng tạp hóa quốc doanh.

Nhưng, đó chỉ là câu chuyện về “thời hoàng kim” đã xa mà thôi!

Ở thời điểm hiện tại, cái tên Miliket đã “lép vế” rõ rệt trong cuộc đua với các ông lớn cùng ngành. Mới đây, CTCP Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket, đơn vị sở hữu thương hiệu mì Miliket bất ngờ công bố giảm doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu bán hàng năm 2020 của đơn vị này giảm 1,7% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế giảm tới 10,7% so với năm 2019.

Top 10 thương hiệu thực phẩm đóng gói được ưa chuộng 2019 không có tên Miliket (nguồn: Kantar)

Hiện tại, rất khó để mua được mì Miliket ở các cửa hàng tạp hóa. Ở các siêu thị, mì Miliket có bán nhưng với số lượng rất ít. Nơi dễ tìm thấy mì Miliket nhất chắc chỉ có các quán lẩu mà thôi!

1 số người tiêu dùng phản ánh, mua mì Miliket trong siêu thị cũng phụ thuộc vào… hên xui vì thi thoảng lại không có hàng.

Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt dốc của Miliket?

Không đầu tư nhiều về mặt hình ảnh, bao bì

Đặt trong bối cảnh hiện đại, bao bì xi măng với thiết kế, màu sắc đơn giản ở thời bao cấp của mì 2 tôm Miliket bỗng trở nên lỗi thời và “kém sắc” hơn hẳn. Dẫu bao bì này có quen thuộc và gắn liền với ký ức tuổi thơ của các thế hệ 6x, 7x, 8x đến mấy thì trên cùng 1 kệ hàng, người tiêu dùng chắc chắn sẽ thấy ấn tượng với những sản phẩm có mẫu mã hiện đại, bắt mắt hơn.

Ít sự đổi mới về hương vị

Sản phẩm tốt tạo nên thói quen cho người tiêu dùng, và mì 2 tôm Miliket từng làm được điều đó. Nhưng liệu Miliket có đang “ỷ lại” vào thói quen ngỡ như không thể thay đổi này?

Thứ nhất, “hương vị tuổi thơ” của Miliket chỉ còn trong ký ức của thế hệ 6x đến đầu 9x. Với những thế hệ về sau, ký ức tuổi thơ của họ đã gắn liền với những hương vị khác. Thứ hai, đã xa rồi cái thời “chỉ cần ăn no là đủ”, người tiêu dùng hiện tại ưu ái hơn về chất lượng, hương vị và mong muốn có được những trải nghiệm vị giác mới. Về điều này, Miliket vẫn thiếu 1 sự đột phá. Nói hãng không cố gắng đổi mới là không đúng, Miliket cũng đã phát triển thêm các sản phẩm khác như mì trộn đựng trong tô nhựa, phở, mì chay hay hủ tiếu chay… Nhưng nhìn chung, các hương vị của hãng vẫn chỉ xoay quanh vị tôm, tôm sa tế, gà, hải sản và thập cẩm.

Không đầu tư nhiều về mặt hình ảnh, bao bì

Đặt trong bối cảnh hiện đại, bao bì xi măng với thiết kế, màu sắc đơn giản ở thời bao cấp của mì 2 tôm Miliket bỗng trở nên lỗi thời và “kém sắc” hơn hẳn. Dẫu bao bì này có quen thuộc và gắn liền với ký ức tuổi thơ của các thế hệ 6x, 7x, 8x đến mấy thì trên cùng 1 kệ hàng, người tiêu dùng chắc chắn sẽ thấy ấn tượng với những sản phẩm có mẫu mã hiện đại, bắt mắt hơn.

Ít sự đổi mới về hương vị

Sản phẩm tốt tạo nên thói quen cho người tiêu dùng, và mì 2 tôm Miliket từng làm được điều đó. Nhưng liệu Miliket có đang “ỷ lại” vào thói quen ngỡ như không thể thay đổi này?

Thứ nhất, “hương vị tuổi thơ” của Miliket chỉ còn trong ký ức của thế hệ 6x đến đầu 9x. Với những thế hệ về sau, ký ức tuổi thơ của họ đã gắn liền với những hương vị khác. Thứ hai, đã xa rồi cái thời “chỉ cần ăn no là đủ”, người tiêu dùng hiện tại ưu ái hơn về chất lượng, hương vị và mong muốn có được những trải nghiệm vị giác mới. Về điều này, Miliket vẫn thiếu 1 sự đột phá. Nói hãng không cố gắng đổi mới là không đúng, Miliket cũng đã phát triển thêm các sản phẩm khác như mì trộn đựng trong tô nhựa, phở, mì chay hay hủ tiếu chay… Nhưng nhìn chung, các hương vị của hãng vẫn chỉ xoay quanh vị tôm, tôm sa tế, gà, hải sản và thập cẩm.

Không đầu tư về mặt truyền thông

Trong thế giới thương mại ngày nay, truyền thông chính là công cụ hữu hiệu bậc nhất giúp đưa sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu lớn còn sử dụng các fanpage cùng các hoạt động tương tác để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, từ đó tạo lượng khách hàng trung thành - nền tảng quan trọng mở đường cho sự phát triển của các sản phẩm tiếp theo trong tương lai. Miliket không chú trọng về vấn đề này và đây cũng là 1 lý do khiến hãng bị “tụt hậu” rõ rệt.

Sự cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc giá rẻ

Mức giá rẻ là 1 trong những ưu thế cạnh tranh ít ỏi của Miliket, nhưng thị trường mì giá rẻ cũng không còn là miếng bánh độc quyền của thương hiệu này. Sự xuất hiện của những sản phẩm mì giá thấp, mì cân từ các thương hiệu khác khiến “miếng bánh chung” bị chia năm xẻ bảy. Và các quán lẩu - nơi tiêu thụ nhiều mì Miliket nhất ắt cũng phải cân nhắc về việc mua loại mì nào để tối thiểu hóa chi phí.

Kết: Kỳ thực, người tiêu dùng hiện tại không hẳn đã “quay lưng” với Miliket. Nhưng nếu muốn thay đổi tình trạng “tụt hậu” ở thời điểm hiện tại, thiết nghĩ Miliket nên có 1 sự “cải tổ” toàn diện để lấy lại giấc mơ về “thời hoàng kim”.

Hương.H - Webuy

Theo: Pháp luật và bạn đọc


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật