Mỹ là thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 5/2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 38 nghìn tấn, trị giá 93,43 triệu USD, tăng 1,9% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với tháng 4/2019, tăng 64,6% về lượng và tăng 24,3% về trị giá so với tháng 5/2018. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 146 nghìn tấn, trị giá 376,37 triệu USD, tăng 33% về lượng, nhưng giảm 1,3% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.
Tháng 5/2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.458 USD/tấn, giảm 2,6% so với tháng 4/2019 và giảm 24,5% so với tháng 5/2018. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.579 USD/tấn, giảm 25,8% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Tháng 5/2019, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với tháng 5/2018. Cụ thể, xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ tháng 5/2019 đạt 5,1 nghìn tấn, trị giá 13,58 triệu USD, tăng 13,5% về lượng, nhưng giảm 7,1% về trị giá. Đáng chú ý, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang một số thị trường tăng trưởng 3 con số như Đức tăng 112,5%, Pakistan tăng 104,4%, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng 133%, Mianma tăng 316%.
5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường lớn đều tăng trưởng 2 con số về lượng, nhưng giảm về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, lượng đạt gần 23,8 nghìn tấn, trị giá 66,5 triệu USD, tăng 26,8% về lượng, nhưng giảm 6,4% về trị giá.
Trên thị trường thế giới, giá hạt tiêu toàn cầu tăng trở lại, nhưng xu hướng tăng được dự báo sẽ khó duy trì lâu do nguồn cung dồi dào. Theo số liệu từ Hiệp hội Hạt tiêu quốc tế, năm 2019 sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng, dự kiến đạt khoảng 602.000 tấn, tăng 8,27%, trong đó Brasil tăng 28%, Campuchia tăng 17%, Sri Lanka tăng 44%, đạt 26.700 tấn. Riêng Việt Nam dự báo sản lượng đạt 240.000 tấn, tăng khoảng 9% do diện tích trồng mới từ năm 2014-2016 bắt đầu cho thu hoạch.
Theo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Ngành bán lẻ và dịch vụ ăn uống Nhật kinh doanh khốn đốn
- Topshop đệ đơn phá sản tại Mỹ, đóng cửa toàn bộ cửa hàng
- Tesco virtual store đã làm gì để “nuốt trọn” thị trường bán lẻ online Hàn Quốc? Những thách thức nào đang đón chờ “VinMart 4.0”?
- Luckin Coffee: Chuỗi cà phê địa phương đang ép Starbucks vào đường cùng ở Trung Quốc, tốc độ mở kinh hoàng 4h/cửa hàng, trở thành kỳ lân chỉ sau 9 tháng ra mắt
- Cuộc chiến điện toán đám mây giữa Amazon và Alibaba: Phần thắng thuộc về ai?
- 'Nhà hàng ảo' lên ngôi trong xu thế giao đồ ăn nhanh tại châu Á
- Dành nhiều giờ xếp hàng với 400 người tham gia casting Shark Tank, tôi mới biết việc lựa chọn diễn ra khốc liệt như thế nào
- ‘Vua giày chạy bộ’ thuộc sở hữu của Warren Buffett sẽ chuyển phần lớn hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để ‘né’ thuế quan của Mỹ
- Walmart và Target đang “qua mặt” Amazon về mảng giao hàng
- 25 thương hiệu được yêu thích nhất tại Mỹ