Ngành bán lẻ thời trang cần chú ý điều gì trong năm 2019?
Ngành thời trang đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời điểm hiện tại. Ngoài việc cạnh tranh với các thương hiệu từ nhiều quy mô, các công ty thời trang còn gặp những thử thách mang tính thời sự, trong đó có căng thẳng thương mại giữa các cường quốc và sự phát triển nhanh của lĩnh vực thương mại điện tử.
Trong thời đại số chóng mặt như ngày nay, các công ty bán lẻ cần phải thay đổi nhanh hơn và có kế hoạch để tồn tại trong bối cảnh “thập diện mai phục”, mà hơn hết, cần phải nhanh chóng nhận diện những vấn đề nổi trội dưới đây.
Vấn đề đầu tiên là thuế quan xuất nhập khẩu. Mặc dù ngành thời trang đang được hưởng mức giảm thuế tạm thời từ 10 – 25% trong tháng 1, nhưng tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là chủ đề nóng bỏng khiến các nhà bán lẻ đứng ngồi không yên. Nhà đầu tư sẽ nhận định dựa trên khả năng ứng phó của các nhà bán lẻ.
Trong tình cảnh thuế quan bấp bênh này thì những ông lớn sẽ an toàn hơn khi họ có đủ khả năng thương thảo với nhà cung cấp và phân xưởng để hạ giá sản xuất hết mức, trong khi những “chiến binh” vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn khi phải đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu để duy trì công ty. Nên biết trong thời buổi kinh tế khó khăn, ai có giá tốt hơn người đó sẽ thắng.
Kế đến là vấn đề dự trữ hàng hóa. Nhà bán lẻ cần phân loại những mặt hàng chủ đạo để chắc rằng chúng không bao giờ bị hết hàng. Nếu những mã hàng này được vận chuyển đến đúng cửa hàng và bán cho đúng đối tượng khách thì kể cả một đơn vị nhỏ cũng có thể mang lại lợi nhuận. Thế nhưng, bài toán cần giải là làm cách nào để tổng hợp được danh sách này?
Ngày nay nhiều chi nhánh đã có dịch vụ vận chuyển từ cửa hàng, chương trình thu thập dữ liệu từ internet, cũng như điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với xu hướng chuyển động nhanh của thời trang, đó là những công cụ cần thiết cho các thương hiệu hiện tại.
Amazon vẫn đang là người dẫn đầu trong cuộc cách mạng thương mại điện tử. Trên chặng đua, nhiều nhà bán lẻ khác cũng đã bắt đầu có những nước cờ mới như Target có dịch vụ vận chuyển miễn phí trong hai ngày, Walmart thiết kế lại website bán hàng có giao diện dễ sử dụng hơn và Macy’s đẩy mạnh tập trung vào bán hàng online. Những ông trùm như Amazon sẽ để mắt đến các nhà bán lẻ nếu như thương hiệu đó ghi điểm tốt với khách hàng lẫn nhà đầu tư.
Năm 2018 là khởi đầu của những khó khăn và chắc chắn sẽ là một năm không mấy dễ dàng.
Những yếu tố đương thời của ngành bán lẻ và cách mà các nhà bán lẻ ứng phó với chúng trong năm 2019 sẽ góp phần chọn ra người thắng cuộc và tất nhiên sẽ có người bị đào thải. Vậy thì ai sẽ là cái tên tiếp theo giống như chuỗi bán lẻ Sears nổi tiếng của Mỹ phải thanh lý tất cả trong năm nay? Theo thời gian, câu trả lời sẽ rõ ràng hơn.
Hoàng Lê
Theo nguồn: Doanh Nhân +
TIN CŨ HƠN
- Chân dung chuỗi bán lẻ Watson mới đổ bộ Việt Nam: Lịch sử hơn 175 năm, bán 10 đồng lãi 2 đồng, kinh doanh hiệu quả tới mức Amazon cũng phải ghen tị
- Hàng Việt lên ngôi trên thị trường Tết Kỷ Hợi 2019
- Các hệ thống bán lẻ đang lo sốt vó khi đối mặt với kênh online
- Cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ
- Điều gì chờ đợi ngành bán lẻ Việt Nam trong năm 2019?
- Nhộn nhịp sắp tết sớm "mua 1 tặng 1" tại Co.opmart
- Nhộn nhịp không khí mua sắm Tết tại siêu thị Co.opmart
- Thị trường bán lẻ gần đạt mốc 150 tỉ USD
- Kinh doanh bán lẻ: 3 hướng đi giúp doanh nghiệp nhỏ vươn lên và cạnh tranh
- AEON Việt Nam đa dạng kênh bán lẻ phục vụ người tiêu dùng Việt