Kinh doanh bán lẻ: 3 hướng đi giúp doanh nghiệp nhỏ vươn lên và cạnh tranh

Hệ thống bán lẻ thường được ví như mạch máu giúp các thương hiệu lưu thông trên thị trường.
Kinh doanh bán lẻ: 3 hướng đi giúp doanh nghiệp nhỏ vươn lên và cạnh tranh

Đầu năm 2013, Chính phủ Mỹ đã khởi động chiến dịch “Made in USA” (Làm tại Mỹ) nhằm khuyến khích người tiêu dùng Mỹ sử dụng sản phẩm bản địa nhằm kích cầu nền kinh tế và tạo nhiều hơn công ăn việc làm cho người lao động.

Xương sống của chiến lược này dựa vào nhà bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart, với việc Walmart cam kết trưng bày và ủng hộ nhiều hơn sản phẩm được làm tại Mỹ.

Điều đó cho thấy quyền lực rất mạnh của hệ thống bán lẻ trong việc kích thích kinh tế của một quốc gia.

Hệ thống bán lẻ thường được ví như mạch máu giúp các thương hiệu lưu thông trên thị trường. Kênh bán lẻ ngoài chức năng là một kênh phát triển thương mại, còn là một trong những kênh truyền dẫn hiệu quả thương hiệu quốc gia ra toàn cầu.

Độ lớn của một quốc gia, ngoài con số về mặt địa lý còn thể hiện trong kinh tế, đó là độ bao phủ của hàng hóa quốc gia đó.

Những nhà nghiên cứu toàn cầu đã chỉ ra một vài mô hình đặc thù trong lĩnh vực bán lẻ. Những đặc thù này đã và đang thay đổi diện mạo ngành bán lẻ. Đồng thời, nó tạo nên những sức bật để doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng để vươn lên và cạnh tranh với các ông lớn.

Theo đó, có 3 hướng phát triển chính yếu mà doanh nghiệp bán lẻ Việt có thể nghiên cứu và áp dụng:

1/ Tận dụng môi trường online

Hiếm ai có thể tưởng tượng được rằng từ một doanh nghiệp nhỏ bé, giờ Amazon đã vươn mình trở thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng thần diệu khi trong năm tài chính 2017, công ty có tổng doanh thu 177,87 tỷ USD.

Trong khi những thương hiệu bán lẻ khổng lồ một thời như K-Mart, Sears v.v... gặp khó khăn thì Amazon thống lĩnh thị trường bán lẻ online, từ một nhà sách lớn nhất thế giới, giờ trở thành một nhà bán lẻ lớn nhất trên mạng internet. Môi trường online là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ có thể khai thác một cách thông minh nhằm đối đầu với các ông lớn.

2/ Thu hẹp định vị

Có rất nhiều chuỗi bán lẻ bán nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, những thương hiệu bán lẻ ra đời sau thành công và tồn tại bên cạnh các ông lớn đều biết thu hẹp định vị của mình để có thể mang nét cá tính riêng và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Target phát triển với chiến lược “Rẻ nhưng chất” (Cheap but Chic) và sống khỏe bên cạnh ông lớn Walmart. Stop&Shop tập trung vào những mặt hàng thiết yếu.

Ngay cả trên môi trường online, nhiều ông lớn bắt chước mô hình của Amazon nhưng không thành công, trong khi thương hiệu biết định vị hẹp như Zappos lại thành công do chỉ tập trung vào mặt hàng giày.

3/ Có sản phẩm độc quyền

Nhà bán lẻ nào có khả năng sản xuất hoặc độc quyền phân phối những thương hiệu độc lập, được người tiêu dùng chấp nhận, chuỗi bán lẻ đó sẽ có trong tay mình ưu thế lớn.

Chuỗi bán lẻ Sears từng gặp khó khăn trước khi được bán độc quyền một số sản phẩm như Bộ dụng cụ Craftsman, pin DieHard, xe đạp Free Spirit, quần áo Roebucks v.v...

Tác giả là Founder Pizza Home, CoFounder Mopi


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật