Ông Đặng Hồng Anh: Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm của nhau và chia sẻ thông tin thị trường để vượt qua đại dịch
Người này có thể trở thành nhà cung ứng cho người kia và ngược lại người kia sẽ là thị trường tiêu thụ của người này.
Chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến về góc nhìn của doanh nghiệp tồn tại trong thời Covid-19, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công cho biết, để cùng vượt qua khó khăn thì vai trò của các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam rất quan trọng.
Ông Hồng Anh chia sẻ: "Tinh thần dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ đoàn kết của Việt Nam là rất lớn. Minh chứng là ta đã thắng rất nhiều cuộc chiến. Trong bối cảnh này, tính thích nghi của DN Việt cũng lớn. Qua đợt này tôi cũng thấy được vai trò của các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam đã nâng lên một tầm cao mới. Doanh nghiệp nên tham gia hiệp hội, vì nếu một mình chúng ta đơn thân ý kiến thì khó. Nếu tham gia hiệp hội, sau khi có sự thống kê ý kiến của các hội viên thì Hiệp hội dễ có thể ý kiến với Chính phủ và các bộ ban ngành để có chính sách hỗ trợ, thậm chí là tìm kiếm thị trường để các ngành, doanh nghiệp có thể tiếp cận kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của mình. Với quan hệ thì Hiệp hội dễ làm vậy hơn so với doanh nghiệp".
Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân trẻ, ông Hồng Anh cho biết các doanh nghiệp trong hiệp hội được khuyến khích sử dụng các sản phẩm của nhau và cùng chia sẻ thông tin về các thị trường.
"Chúng tôi liên kết với đại sứ quán các nước, tìm kiếm các hiệp hội tương đồng với mình để giao lưu, chia sẻ thông tin, sản phẩm dịch vụ để mở rộng thị trường. Khi các doanh nghiệp đồng lòng cùng Chính phủ vượt qua đại dịch này, ta có thể sẽ bung lại như lò xo, rất mạnh mẽ", ông Hồng Anh tự tin rằng các doanh nghiệp sẽ chung tay cùng vượt qua dịch Covid-19.
Trước đó, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam đã đưa ra kiến nghị 5 nhóm giải pháp "giải cứu" doanh nghiệp bao gồm các giải pháp về thuế, phí, lãi vay, tín dụng, các khoản bảo hiểm xã hội và thủ tục xuất nhập khẩu. Theo đó, sức khoẻ doanh nghiệp bây giờ tính bằng ngày, không còn tính bằng tháng nữa, nên biện pháp thiết thực nhất là giảm, giãn nợ, những giải pháp này phải nhanh chóng triển khai để áp dụng ngay vào thực tiễn cứu doanh nghiệp.
Theo ông Thân, giải pháp tương trợ lẫn nhau giữa các DNNVV, và với DN lớn là hết sức cấp thiết và khả thi. Người này có thể trở thành nhà cung ứng cho người kia và ngược lại người kia sẽ là thị trường tiêu thụ của người này.
"Bấy lâu nay chúng ta quá tập trung vào sự liên kết chuỗi giữa DN trong nước và DN nước ngoài, mà quên đi sự liên kết đặc biệt quan trọng giữa các DN trong nước với nhau. Theo ghi nhận của tôi thì hoạt động phối hợp giữa các DNNVV tại Việt Nam là tương đối hạn chế. Cũng cần đến những giải pháp công nghệ để các DN có thể chia sẻ hàng hóa, nguồn lực tài chính với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả", ông Thân kết luận.
Theo: Trí thức trẻ
TIN CŨ HƠN
- Chủ tịch VCCI: Hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ là bảo vệ DN mà là bảo vệ cả nền kinh tế, đề xuất phát động chiến dịch cao điểm người Việt dùng hàng Việt trong 6 tháng
- Nỗi đau ngành F&B: Một DN lên tiếng chỉ là tiếng nói vì lợi ích DN, một hiệp hội lên tiếng sẽ là đại diện một ngành hàng, nhưng F&B không có hiệp hội
- Tăng trưởng bất chấp dịch bệnh, Vinsmart lọt Top 3 thị trường smartphone với 16,7% thị phần
- Nhu cầu đột biến giữa đại dịch COVID-19, Laptop đang là "cứu cánh" cho ngành điện tử với mức tăng trưởng tháng 3: Thế giới Di động vọt 200%, FPT Shop đạt 172%
- Tuần đầu tiên "giãn cách xã hội", hàng hoá tại Co.opmart xếp đầy kệ
- Siêu thị mùa dịch COVID-19: Saigon Co.op chính thức áp dụng khoảng cách 2m - rào chắn quầy thu ngân, tích cực làm việc với nhà cung để giảm giá thịt heo và hàng thiết yếu
- Dẫn đầu ngành kem với hơn 41% thị phần, Kido Foods (KDF) tiếp tục tăng trưởng 16% lợi nhuận quý đầu năm bất chấp COVID-19
- Miliket: Vẫn phương châm "sống ổn" với tăng trưởng doanh số duy trì mức 4%, song lợi nhuận đã bắt đầu sụt giảm lần đầu từ lúc chào sàn
- "Chớp" cơ hội mua sắm online đột biến mùa dịch, "ông lớn" Thái Lan tăng đầu tư vào Việt Nam, chi 500 tỷ thâu tóm Bao bì Biên Hoà
- Những ngành nhiều việc mùa dịch nhưng chẳng nhiều tiền