Sau 1 tuần đánh tiếng, Tập đoàn Úc tuyên bố rót 350 triệu USD lập liên doanh BĐS công nghiệp tại Việt Nam, cạnh tranh trực diện với liên doanh của Becamex-Warburg Pincus
Ngày 19/8, tập đoàn bất động sản Logos, thành viên của Công ty quản lý quỹ ARA, có trụ sở tại Sydney cho biết đã thành lập liên doanh đầu tiên tại Việt Nam: Logos Vietnam Logistics Venture, nguồn tin từ DealStreet Asia cho hay.
Logos Vietnam Logistics Venture là liên doanh thứ 4 trong năm 2020 của Logos sau khi huy động được hơn 1 tỷ USD toàn khu vực. Đối tác là một nhà đầu tư toàn cầu, tuy nhiên Logos không nêu cụ thể danh tính. Được biết, hai bên lên chiến lược danh mục đầu tư cơ sở hậu cần trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Trong giai đoạn đầu với khoảng 350 triệu USD, Logos và đối tác trước mắt hướng đến phát triển bất động sản logistics tại trung tâm lớn như Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
Thời gian tiếp theo, liên doanh sẽ tiến hành các thương vụ M&A chiến lược với mục tiêu chỉ sau 12-18 tháng, Logos có thể cung cấp một lượng ổn định các cơ sở hậu cần cho khách hàng tại những địa điểm quan trọng.
Đại diện Logos, ông Iliffe tiếp tục nhấn mạnh việc gia nhập thị trường Việt Nam là bước tiến quan trọng trong chiến lược tăng trưởng ở khu vực. "Thành lập được liên doanh ngay giữa đại dịch Covid-19 là minh chứng cho tiềm năng tăng trưởng mới của Việt Nam".
Bổ sung, ông Stephen Hawakins, Giám đốc Điều hành Logos nhận định sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử đã khiến Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư và khách hàng.
Được biết, nhu cầu bất động sản khu công nghiệp dự sẽ tăng mạnh do FDI kỳ vọng tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam. Chưa kể, dòng vốn chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam trước chiến tranh thương mại và mới nhất là dịch Covid-19, đây là thị trường được đánh giá đầy tiềm năng trong tương lai.
Thành lập vào tháng 5/2018, BW Industrial đặt tham vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu cung ứng bất động sản công nghiệp, trọng tâm là cho thuê nhà xưởng, kho vận hậu cần. Liên doanh mới của Logos sẽ cạnh tranh trực tiếp với ông lớn này, đại diện Logos cũng đã sớm xác nhận cuộc chơi trong thông báo trước đó.
Tính đến cuối năm 2019, BW Industrial đã phát triển hơn 10 dự án khác nhau trên tổng quỹ đất 230 ha tại sáu tỉnh thành, gồm Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM. "Mục tiêu quỹ đất BW sẽ tăng lên 3-4 lần trong vòng 3-5 năm tới", C.K Tong, tổng giám đốc BW Industrial từng chia sẻ. Trong đó, BW Industrial định hình không chỉ là một nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp mà còn là đơn vị cung cấp nền tảng hậu cần, logistics cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trở lại với Logos, điều đáng nói chỉ sau 1 tuần đánh tiếng Logos đã nhanh chóng thu xếp được tài chính và tiến hành xâm nhập Việt Nam. Vào ngày 10/8/2020, cũng theo nguồn tin DealStreet Asia, Logos công bố đang gọi vốn khoảng 400 triệu USD cho chiến lược tại Việt Nam cùng con số vào Hàn Quốc dự kiến lên đến 800 triệu USD. Trước đó, Logos đã từng huy động vốn từ các nhà đầu tư chiến lược như Canada Pension Plan Investment Board (CPPIB), Ivanhoe Cambridge... cho kế hoạch mở rộng sang các thị trường Singapore, Indonesia.
Logos cũng đã bổ nhiệm Glenn Hughes, cựu Giám đốc quản lý vốn PwC Việt Nam làm người đứng đầu tại Việt Nam vào tháng 1/2020. Tương lai, LOGOS sẽ tập trung vào việc mua lại và phát triển các thương hiệu thuộc lĩnh vực logistics, đánh mạnh vào phân khúc cốt lõi là thương mại điện thử, thực phẩm và kho lạnh. Trong đó, LOGOS tuyên bố: "Chúng tôi sẽ đón đầu nhu cầu trong tương lai của khách hàng".
Được biết, Logos được John Marsh và Iliffe thành lập vào năm 2010. Doanh nghiệp sau đó được ARA mua lại vào tháng 3/2020 và chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (bao gồm bất động sản hậu cần). Danh mục đầu tư của Logos tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 100 bất động sản hậu cần tại 9 quốc gia, tổng tài sản quản lý khoảng 9,5 tỷ USD.
Theo: Trí thức trẻ
TIN CŨ HƠN
- Công ty mẹ của Shopee – Phiên bản Alibaba và Tencent của Đông Nam Á?
- Dân Úc lại ‘càn quét’ các siêu thị vì Covid-19, chỉ riêng một quầy bị ghẻ lạnh không ai có tâm trạng mua!
- Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản thâu tóm chuỗi cửa hàng tiện lợi Mỹ trị giá 21 tỷ USD
- 5 cơ hội cho DN công nghệ Việt: Nơi nơi tìm sản phẩm "cứu cánh" trong Covid-19 và làn sóng "đại bàng" rời Trung Quốc sang Đông Nam Á
- CBRE: Số lượng thương hiệu quốc tế vào TP.HCM thấp nhất trong 4 năm qua vì COVID-19
- Chuỗi bán lẻ MUJI của Nhật Bản sắp mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam
- Ông chủ trang thương mại điện tử giá rẻ vượt Jack Ma thành người giàu thứ 2 Trung Quốc
- Lần đầu tiên trái chuối Việt được bán ở siêu thị Hàn Quốc
- Mua sắm trực tuyến tăng- Cần tạo động lực cho người dùng
- Sau khi giành nhau giấy vệ sinh, giờ đây dân Mỹ đổ xô mua... xe đạp!