Sau chiến lược “vết dầu loang”, nước đi tiếp theo của Baemin là gì?
Baemin đã có một trong những câu chuyện tăng trưởng nổi bật nhất ở lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam thời gian qua. Chính thức "chào sân" thị trường Việt vào tháng 6/2019, sau hơn 2 năm, Baemin đã đạt quy mô tương đương những công ty đi trước như Grab Food, Shopee Food (Now), Go Food vốn đã đang sở hữu lượng người dùng đông đảo. Thậm chí nếu xét về mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thì Baemin còn đang dẫn đầu cuộc đua.
Hiên tượng bùng nổ của Baemin trong ngành giao đồ ăn đã đặt ra nhiều câu hỏi: Bí quyết để cạnh tranh với các "ông lớn" là gì khi mình là người đến sau? Làm thế nào để Baemin có thể hướng tới kinh doanh bền vững trong một thị trường khốc liệt?
Bậc thầy marketing xuất sắc
Là người đến sau, Baemin đã chọn cho mình một chiến lược không thể chuẩn xác hơn: "chia nhỏ để trị". Thay vì tấn công dàn trải, Baemin tập trung đánh chiếm các khu vực trọng điểm trước. Những chiến dịch như "Quán ngon quận mình" đã giúp người dùng cũng như chủ quán ăn của từng quận có thể dễ dàng "tìm thấy" nhau. Một mũi tên trúng hai đích - chiến dịch này đã giúp gia tăng nhanh chóng cả số lượng người bán và người mua trên một địa bàn cho Baemin. Ngoài ra, thương hiệu đến từ Hàn Quốc này cũng đã dùng sách lược "am hiểu địa phương" để tạo tiếng vang lớn. Trong giới marketing, không ai là không biết tới chiến dịch biển quảng cáo ngoài trời của Baemin - những biển quảng cáo "dễ thương" mang thông điệp hiểu rõ tận tường địa bàn như "Hoàn Kiếm anh biết rõ. Nhà trong ngõ vẫn giao". Phải thừa nhận, tuy là tân binh nhưng xét về mặt marketing, Baemin đã thể hiện rõ mình là bậc thầy.
Khuyến mãi, giảm giá khủng
Trong thị trường giao đồ ăn hiện tại ở Việt Nam, để đạt được mức độ hài lòng của khách hàng, thực tế theo báo cáo của Reputa, yếu tố quyết định tới 84% lại là việc tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá khủng. Rõ ràng để đuổi kịp Grab food và Shopee food, kẻ đến sau như Baemin đang rất "bạo tay" trong cuộc đua khuyến mãi. Thế nên thua lỗ lớn là không thể tránh khỏi - năm 2019, Baemin báo lỗ 570 tỷ đồng và tới năm 2020 con số lỗ là 1.400 tỷ đồng.
Nhìn sang Grab, sau những năm đầu thâm nhập thị trường Việt Nam nay cũng đã đang cắt giảm dần các chương trình khuyến mãi. Chắc chắn Baemin cũng phải tính toán lối đi tiếp theo cho mình để vẫn tăng trưởng thị phần nhưng hướng tới kinh doanh bền vững hơn.
Nước đi tiếp theo: Chuyển đổi số để tạo hệ sinh thái ẩm thực?
Có vẻ Baemin sau những thành công ban đầu đã nhanh chóng tìm ra lối đi tiếp theo cho mình, đó là chuyển đổi số mạnh mẽ để tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo cũng như tạo rào cản ngăn chặn sự tấn công từ các đối thủ. CEO Kiwan Ihn đã thể hiện rõ tầm nhìn của Baemin là trở thành một nền tảng công nghệ giải quyết được các khó khăn của khách hàng và đối tác nhà hàng, tài xế thay vì là một công ty công nghệ giao đồ ăn phụ thuộc vào đơn hàng hay chiết khấu.
Không nhiều người biết họ đã hợp tác chuyển đổi số với một vài đối tác trong đó có SmartOSC DX - công ty 15 năm chuyên chuyển đổi số, đứng đằng sau những tên tuổi lớn như Asus, Sony, Nestle, Dreamworks và thậm chí cả SpaceX của tỷ phú Elon Musk. Có lẽ Baemin muốn tận dụng triệt để thế mạnh và kinh nghiệm của đối tác hiếm hoi trong nước đã từng làm chuyển đổi số ở quy mô quốc tế này để tạo ra các quy trình chuyên nghiệp rất "tây", từ đó tạo ra trải nghiệm người dùng thuận tiện mà khác biệt.
Quả thật, nếu đã trải nghiệm cả 3 ứng dụng của Baemin dành cho khách hàng (ứng dụng Baemin), tài xế (ứng dụng Baemin Rider) và nhà hàng (ứng dụng Baemin Merchant) thì phần nào sẽ cảm nhận được nước đi tiếp theo này của CEO Baemin. Các ứng dụng không ngừng được tối ưu, số hóa để tăng cường trải nghiệm người dùng. Quy trình và tốc độ xử lý các đăng ký mới được tự động hoá cao và tuỳ biến rất linh hoạt nếu nhìn vào số lượng hàng nghìn tài xế và nhà hàng được kết nối trong thời gian ngắn. Bài toán thu nhập của từng tài xế, từng nhà hàng được cá nhân hoá, áp dụng các thuật toán để tối ưu và giữ được hệ sinh thái lành mạnh.
Minh họa mô hình tự động hóa của 1 ứng dụng giao đồ ăn
Câu chuyện về Baemin cho thấy rất nhiều điều hay trong lĩnh vực quản trị và cạnh tranh nhưng nó cũng thể hiện đẳng cấp cao nhất trong mảng chuyển đổi số ở Việt Nam.. Chuyển đổi số hầu hết với số đông vẫn đang là khẩu hiệu, nhưng hoàn toàn có thể thay đổi vận mệnh, quyết định thành bại của doanh nghiệp nếu quyết tâm đến cùng và lựa chọn đúng.
Ảnh thực hiện trước dịch Covid-19
TIN CŨ HƠN
- Ninja Van nỗ lực "vá" lỗ hổng của thị trường e - logistics Việt Nam
- Sàn TMĐT Lazada tất bật chuẩn bị “1 ngày sale To” 11/11
- 11/11 là ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam ra sao?
- Gần 1,4 tỷ USD vốn đầu tư vào các doanh nghiệp internet của Việt Nam nửa đầu năm 2021, vượt qua tất cả các năm trước đó
- Tiki muốn IPO sớm tại Mỹ
- Tiki nhận khoản đầu tư 258 triệu USD
- Lazada tiết lộ các xu hướng tiêu dùng nổi bật trong quý III/2021 và dịp mua sắp cuối năm tại Việt Nam
- Khi kênh "online" trở thành yếu tố sống còn: Pizza 4P’s, Vua Cua… cũng ồ ạt lên sàn điện tử, số nhà bán hàng trên Lazada tăng gấp 1,5 lần trong quý 3/2021
- Xu hướng tiêu dùng hậu COVID-19: TMĐT ngày càng được ưa chuộng, social commerce chiếm tỷ trọng gần 50%
- CEO Tiki nói về cái bắt tay biến Thế Giới Di Động, Shopee,... từ đối thủ thành đối tác ngay trong đại dịch