Sếp Facebook: Khu vực ngoại thành và nông thôn là lời giải bài toán tăng trưởng cho doanh nghiệp và tương lai của ngành TMĐT Việt Nam
Khi lượng người dùng mới tại các thành phố lớn đang cạn kiệt, sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng đang trở nên bão hoà, thì việc thu hút người dùng ở khu vực thành phố vệ tinh loại 2 và 3, khu vực nông thôn lại trở nên ngày càng tiềm năng, quan trọng.
Facebook cùng GroupM Việt Nam vừa công bố báo cáo thường niên về hành vi, mức độ tiêu thụ các phương tiện truyền thông, mức độ sử dụng và nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng tại các vùng nông thôn và ngoại thành Việt Nam.
Báo cáo được thực hiện vào tháng 09 và tháng 11 năm 2020, với sự tham gia của 4.500 người sống tại khu vực thành phố và nông thôn ở 30 tỉnh thành (không phải các thành phố lớn) có tổng số dân chiếm hơn 60% dân số toàn quốc. Kết quả của báo cáo có rất nhiều điều thú vị.
Đầu tiên, nông thôn là một khu vực vô cùng tiềm năng: nông thôn và ngoại thành là khu vực tiềm năng để doanh nghiệp hướng tới thúc đẩy tăng trưởng. Nông thôn hiện chiếm 63% dân số, và 60% GDP của cả nước. Dự tính từ 2020-2025, chi phí hàng tháng dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh ở nông thôn sẽ tăng trung bình 7% hàng năm, nhanh hơn khu vực đô thị loại 1 (4%). So với đô thị loại 1, trên 70% các ngành hàng vẫn có cơ hội để đẩy mạnh số lượng người tiêu dùng của ngành hàng.
Thứ hai, người tiêu dùng ở nông thôn sử dụng Internet nhiều hơn là các loại hình media truyền thống và tăng nhanh từ 84% trong năm 2018 đến 91% trong năm 2021. Lần đầu tiên số lượng người sử dụng Internet đã cao hơn TV (86%). Và không chỉ số lượng người, thời gian sử dụng Internet hàng ngày tiếp tục tăng cao (149 phút) và gần gấp đôi TV (87 phút).
Ngoài ra, người tiêu dùng khi xem TV có đến 47% sẽ sử dụng điện thoại song song để chat hoặc truy cập mạng xã hội. Sử dụng mạng xã hội là hoạt động Internet phổ biến nhất với 92% số người. Facebook là mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất với 97% số người.
Hiện tại, không ít người dân ở các khu vực nông thôn Việt Nam lên bán và mua hàng trên market place của FB.
Thứ ba, người tiêu dùng ở nông thôn rất thành thạo việc sử dụng các sản phẩm công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số: khi 92% người dân nông thôn sử dụng điện thoại thông minh, tăng mạnh so với 2 năm trước (84%); bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội, người tiêu dùng ở nông thôn còn xem video trực tuyến (74%), chơi game trực tuyến (34%) và mua sắm trực tuyến (14%); Facebook Watch là top 2 kênh video trực tuyến với 47% người sử dụng ở nông thôn chọn FB watch là kênh sử dụng nhiều nhất.
Theo đó, trong tương lai, các nhà quảng cáo nên kết hợp các kênh truyền thông trực tuyến bên cạnh kênh truyền thông truyền thống để đảm bảo việc tiếp cận được tối đa người tiêu dùng tiềm năng, và đạt được hiệu quả chi phí.
Để kết nối với người tiêu dùng sâu sắc hơn, các nhãn hàng có thể sử dụng đa dạng các hoạt động hoạt náo trên kênh truyền thông trực tuyến từ mạng xã hội, video trực tuyến, đến nội dung quảng cáo từ người nổi tiếng, gaming. Kênh bán hàng trực tuyến sẽ là cơ hội để tăng sự hiện diện sản phẩm đối với nhiều khu vực nông thôn, đặc biệt khi kênh phân phối truyền thông chưa vươn tới được, hoăc đáp ứng nhu cầu tiện lợi của người tiêu dùng bận rộn ngày nay.
Khôi Lê - Giám đốc kinh doanh của Facebook tại thị trường Việt Nam
"Thu hút thêm nhiều người tiêu dùng mới luôn là bài toán rất nhiều nhà quản lý đang cần tìm lời giải đáp. Khi lượng người dùng mới tại các thành phố lớn đang cạn kiệt, sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng đang trở nên bão hoà, thì việc thu hút người dùng ở khu vực thành phố vệ tinh loại 2 và 3, khu vực nông thôn lại trở nên ngày càng tiềm năng, quan trọng.
Theo báo cáo mới nhất của Kantar Worldpanel, lượng người tiêu dùng tại các khu vực này hiện chiếm tới 63% dân số và hơn 60% GDP của Việt Nam. Điều này cho thấy lượng người tiêu dùng tiềm năng tại đây không chỉ nhiều về số lượng mà cả về chất lượng với sức mua đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.
Nếu như doanh nghiệp có thể thu hút được người dùng tại những khu vực mới này thì tiềm năng trưởng trong tương lai là rất lớn", ông Khôi Lê - Giám đốc kinh doanh của Facebook tại thị trường Việt Nam, nhận định.
Cũng theo anh, Facebook là một kênh đáng cân nhắc cho các doanh nghiệp muốn chiến thắng tại thị trường ngoại thành và nông thôn khi muốn marketing – sale.
TIN CŨ HƠN
- Mì tôm Miliket một thời nức tiếng là thế, tại sao hiện tại lép vé giữa “một rừng” mì khác?
- Masan đổi tên VinMart thành WinMart: Không đơn giản là “bình mới rượu cũ”, mục tiêu phục vụ mọi nhu cầu tài chính, giáo dục, giải trí...
- Thương hiệu điện máy lạ đổ bộ thị trường
- “Ông lớn” trong ngành mua sắm truyền hình thay đổi nhận diện thương hiệu
- Khóa Việt-Tiệp và Lumi hợp tác nghiên cứu sản xuất Khóa thông minh “Make in Vietnam”
- Tương ớt Việt Nam xuất hiện nổi bật tại triển lãm thực phẩm và đồ uống quốc tế
- Luôn bị chê tơi bời về phong cách "làm lố", nhưng TVC mới của bột giặt Aba vừa cán mốc hơn 2 triệu view Youtube chỉ sau 1 ngày
- UNIQLO ra mắt BST Xuân Hè 2021 cùng chuỗi talk show đặc biệt
- Tạp chí Global Brands vinh danh Sơn Kim Retail là thương hiệu bán lẻ tốt nhất
- 4 siêu thị Big C tại Hà Nội đổi tên thành Tops Market, chấm dứt 22 năm tồn tại thương hiệu Big C tại Việt Nam