Tập đoàn Tân Long và mục tiêu phát triển hạt gạo Việt dài hạn
Xây dựng chiến lược chất lượng gạo dài hạn
Nếu trước đây người tiêu dùng trong nước thường ưa dùng gạo Thái Lan thì vài năm gần đây, các loại gạo thơm, chất lượng cao của Việt Nam như ST24, ST25, Japonica, Jasmine, gạo lức huyết rồng,... được người tiêu dùng trong nước sử dụng ngày càng nhiều. Giá gạo thơm, gạo đặc sản, gạo có giá giao động từ 22.000 - 50.000 đồng/kg.
Đặc biệt, sau khi gạo ST25 của Việt Nam giành danh hiệu "Gạo ngon nhất thế giới" , đã tạo cơn sốt "săn lùng" loại gạo này ở thị trường trong nước từ cuối năm 2019 đến nay. Nguyên do là gạo ST25 lúc giành "ngôi vương" chỉ mới là sản phẩm sản xuất thử nghiệm nên chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.
GS.TS Nguyễn Thị Lang (Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long), nhận định, lúa gạo là một trong những ngành hàng thành công nhất thời gian qua. Chất lượng gạo cũng thay đổi và ngày càng được nâng cao. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những thành công nêu trên, như: Việt Nam có hệ thống thủy lợi được đầu tư, xây dựng bài bản nhằm phục vụ sản xuất lúa gạo; hệ thống chế biến, bảo quản tốt; đẩy mạnh và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất...
Bên cạnh những nguyên nhân trên, chất lượng luôn luôn là yếu tố cốt lõi của sự phát triển. "Chất lượng" ở đây là truy xuất được về nguồn gốc từ giống lúa đến nơi sản xuất, kiểm soát được phẩm chất gạo từ khâu xử lý sau thu hoạch đến sấy trữ kịp thời để giữ các đặc tính của gạo đến bước xát trắng, lau bóng, tách màu để tạo nên hạt gạo trắng, bóng, đồng đều. Gần 2 năm phục vụ thị trường nội địa, thương hiệu gạo A An thuộc Tập đoàn Tân Long luôn giữ cam kết không đấu trộn và đặc biệt là không sử dụng hóa chất để tạo nên những hạt gạo với đúng tiêu chí: Lành gạo - Ngon cơm.
Nhưng để giữ được yếu tố "chất lượng" gạo còn cần phải có sự kiểm soát đồng bộ ngay từ trên cánh đồng. Trong chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng vì không chỉ là kênh thu mua cho nông dân, tạo nên thành phẩm và phát triển thị trường mà còn đồng hành cùng nông dân để canh tác văn minh, canh tác sạch và ngày càng hiện đại.
Tập đoàn Tân Long luôn song hành cùng nông dân trong phương thức canh tác và ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng, chẳng hạn áp dụng "1 phải, 5 giảm" (phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng; giảm lượng hạt giống gieo trồng, giảm phân bón, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch) hoặc "3 giảm, 3 tăng" (giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm; tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo và tăng hiệu quả kinh tế).
Kì vọng phát triển thương hiệu gạo nội địa
Tập đoàn Tân Long bắt đầu có dấu ấn trên thị trường lúa gạo là cuối năm 2016 với những hợp đồng xuất khẩu Japonica đầu tiên cho chính phủ Hàn Quốc. Nhưng thực tế, bén duyên với thương mại gạo đã bắt đầu từ khoảng năm 2010, tức là đã hơn 10 năm trước. Cho đến nay, lúa gạo đã trở thành một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong cơ cấu ngành nghề của Tập đoàn. Xuất khẩu đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển lúa gạo của Tân Long và vẫn sẽ là hoạt động mũi nhọn trong định hướng phát triển sau này.
Thời điểm cuối năm 2020 và sau vụ đông xuân 2021 vừa qua, Việt Nam chuyển đổi cơ cấu gieo trồng sang các giống gạo chất lượng cao dẫn đến quy mô nhóm gạo trung bình và trung bình thấp bị thu hẹp. Quy mô thu hẹp, sản lượng giảm đồng nghĩa với lợi thế về giá so với các quốc gia khác sẽ mất dần. Do đó, đối với thị trường xuất khẩu, Tân Long sẽ điều hành xuất khẩu linh hoạt, tùy thuộc vào giá thành mà điều chỉnh mục tiêu, song song đó là khai thác mạnh xuất nhóm gạo thơm.
Tân Long đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, xác định vùng nguyên liệu, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
"Mục tiêu lớn nhất hiện nay của Tân Long trong lúa gạo chính là phục vụ thị trường bán lẻ nội địa. Tổng sản lượng gạo tiêu dùng trong nước đang ở mức khoảng 11 triệu tấn/năm. Trong đó gạo đóng túi có thể truy xuất được nguồn gốc và được xây dựng thương hiệu một cách bài bản ước lượng chiếm khoảng 10%/ tổng tiêu dùng gạo, nghĩa là ở mức 1,6 - 1,7 triệu tấn. Và mục tiêu của chúng tôi là nỗ lực hướng đến 10% của con số 1,6 - 1,7 triệu này." Ông Nguyễn Chánh Trung – PTGĐ Tập đoàn nhấn mạnh.
Việc áp dụng tiêu chuẩn gạo quốc gia phải nhấn mạnh được truy xuất nguồn gốc, xác định vùng nguyên liệu, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) như Tân Long đang thực hiện giúp nhận diện kịp thời những khó khăn, thách thức trong sản xuất lúa gạo, tránh được các rủi ro, góp phần thúc đẩy toàn diện ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển, đặc biệt là mặt hàng lúa gạo.
Theo Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Vì sao 3 doanh nghiệp Việt "tí hon" này được ưu ái đặc biệt trên Sendo?
- Chuỗi cà phê xuất thân từ cửa hàng trong trạm xăng đe dọa Starbucks: Xuất hiện ở 10 quốc gia với hơn 3.000 cửa hàng, sắp cán mốc doanh thu 1 tỷ USD
- Doanh thu tốt từ phân phối sản phẩm Apple, Petrosetco (PET) ước lãi 9 tháng đầu năm tăng 65% lên 186 tỷ đồng
- Là lão làng của ngành bán lẻ khi VinMart, Bách Hóa Xanh ra đời, vì đâu Big C bị cả 2 đàn em vượt mặt chỉ sau vài năm?
- Bên trong Big C Hà Nội đầu tiên đổi tên mới, "lột xác" cỡ nào?
- Thế khó của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước
- Chuỗi cung ứng khổng lồ của Nike tại Việt Nam: Thuê 138 nhà máy với gần nửa triệu lao động sản xuất lượng quần áo, giầy dép trị giá cả chục tỷ USD
- CEO Samsung Việt Nam: Chúng tôi đang xây trung tâm R&D 220 triệu USD tại Hà Nội, ‘khoe’ một tin vui của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài
- Bách Hoá Xanh cung ứng 25.000 tấn hàng tươi sống trong tháng 8/2021, trung bình mỗi ngày đạt 100 tỷ doanh thu
- Tháng "thử thách chưa từng có" của Thế Giới Di Động: Tổng doanh thu thấp nhất 3 năm, chuỗi điện máy tăng trưởng âm, chuỗi điện thoại lập đáy lịch sử