Thất bại thảm hại của các gã khổng lồ bán lẻ Hàn Quốc ở Việt Nam: Lotte Mart 11 năm 'gồng lỗ' hàng triệu USD, E-mart bán mình, GS25 chưa tìm ra hướng đi
Tờ KoreaTimes nhận định, các gã khổng lồ bán lẻ của Hàn Quốc như Lotte Shopping, Shinsegae và GS Retail đã có kết quả kinh doanh kém hiệu quả tại các thị trường Đông Nam Á trong quý 3 năm nay. Do vậy, dường như các công ty này đều đang thay đổi chiến lược kinh doanh toàn cầu và chuyển hướng sang thị trường Mỹ.
Thương hiệu siêu thị Lotte Mart của Lotte Shopping đã ghi nhận khoản lỗ tương ứng 2 tỷ won (1,69 triệu USD) tại Việt Nam và mức lỗ tại Indonesia là 4 tỷ won (3,38 triệu USD). Lotte đang vận hành 49 cửa hàng ở Indonesia và 14 cửa hàng ở Việt Nam - tức là số lượng khá nhiều nhưng doanh số đang giảm dần. Doanh thu lũy kế từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay của Lotte Mart đạt 911 tỷ won, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, E-mart của Shinsegae, nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc đã gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 12/2015 nhưng không mở rộng được. Việc tiếp tục cố gắng mở thêm siêu thị nhưng bất thành khiến E-mart quyết định bán cổ phần chi nhánh của mình cho THACO Group và chỉ nhận phí theo hợp đồng nhượng quyền chính. Tập đoàn THACO đã thành lập liên doanh với Shinsegae để giới thiệu chuỗi cửa hàng E-mart khi mới vào thị trường Việt Nam.
Sau khi chuyển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thành một hệ thống nhượng quyền, E-mart đã hướng mắt sang thị trường Mỹ.
"Chúng tôi sẽ củng cố hoạt động kinh doanh của mình tại Mỹ với các siêu thị địa phương mà chúng tôi đã tiếp quản. Ở đó ít quy định hơn và khách hàng địa phương có sức mua cao hơn", một quan chức của E-mart cho biết.
E-mart hiện đang vận hành 51 cửa hàng tại Mỹ và sẽ mở thêm 10 cửa hàng nữa vào năm 2022. Phó Chủ tịch Shinsegae Chung Yong-jin đã đến thăm Mỹ gần đây cùng với Giám đốc điều hành E-mart Kang Heui-seok để kiểm tra hoạt động bán lẻ.
Hiệu suất hoạt động của E-mart tại Mỹ đang được cải thiện. Công ty con tại Mỹ là PK Retail Holdings đã có lãi trong quý 3 năm nay ở mức đạt 5,3 tỷ won. Trong quý 3 năm ngoái, công ty đã đánh dấu khoản lỗ hoạt động 1,2 tỷ won.
GS Retail, một gã khổng lồ bán lẻ khác đang điều hành GS25 là một trong những thương hiệu cửa hàng tiện lợi hàng đầu. Họ đã gia nhập thị trường Mông Cổ vào tháng 9 năm ngoái bằng cách ký hợp đồng nhượng quyền chính thức với công ty địa phương Shunkhlai Group.
Công ty này gia nhập thị trường Việt Nam bằng cách liên doanh với một công ty trong nước vào năm 2018 nhưng không thu được lợi nhuận. Khoản lỗ ròng của liên doanh không ngừng tăng lên, từ 2 tỷ won vào 3 năm trước lên 6 tỷ won hiện nay.
Sau khi rút ra bài học kinh nghiệm tại quốc gia Đông Nam Á, GS Retail chỉ đang tìm cách thành lập các doanh nghiệp nhượng quyền chính, bao gồm cả một hợp đồng mới tại Malaysia. Tuy nhiên họ vẫn chưa tìm được đối tác kinh doanh phù hợp.
Nguồn: KoreaTimes
TIN CŨ HƠN
- CEO Bách Hoá Xanh: Sức mua giảm mạnh do người dân rời Sài Gòn, doanh thu dự mất khoảng 6 tháng đến 1 năm mới có thể phục hồi về mức cũ
- KIDO liên thủ với Vinamilk làm sữa bắp và sữa đậu xanh: Giá dùng thử chỉ ngang “giá chợ” 10 ngàn/chai, tham vọng thu 2.000 tỷ đồng sau 5 năm
- Thế giới Di động (MWG) sẽ bán thêm quần áo thời trang, đồ thể thao trong năm 2021
- Giàu lên từ mỳ tôm, nước mắm, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã làm gì giúp Masan Consumer sinh lợi không ngừng suốt 20 năm qua?
- Doanh thu laptop của Thế Giới Di Động đạt 2.000 tỷ trong 2 tháng
- Tận dụng mặt bằng sân trước để bán xe đạp, mỗi cửa hàng Điện Máy Xanh dự kiến kiếm thêm 1 tỷ đồng doanh thu
- Seedcom - Đại gia đứng sau chuỗi The Coffee House chính thức nhảy vào sân chơi tài chính, cung cấp dịch vụ thanh toán, cho vay SMEs...
- Cơ hội nào cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phục hồi trong bối cảnh bình thường mới?
- DealStreetAsia: Loship đang đàm phán để huy động 50 triệu USD vòng Series C
- Câu chuyện mùa thu: Năm 2021, TGDĐ mở chuỗi TopZone bán đồ Apple chuẩn hãng, việc mà “đối thủ” FPT Retail đã làm từ năm 2012 và kinh doanh ngon lành suốt 9 năm qua