Thêm một sàn thương mại điện tử của tỷ phú Jackma vào Việt Nam, đường tiến cho doanh nghiệp xuất khẩu dần mở?
Được biết, Aliexpress cũng là một nền tảng thương mại điện tử thuộc Tập đoàn Alibaba, được ra mắt vào năm 2010. Tương tự Lazada cun cấp hệ thống B2C, Aliexpress ưu thế hơn bởi mạng lưới hoạt động toàn cầu, trong khi Lazada dừng lại tại khu vực Đông Nam Á.
Hiện, Aliexpress đang phủ sóng tại 243 quốc gia và khu vực, hỗ trợ 18 ngôn ngữ; trong đó những thi trường lớn phải kể đến như Hoa Kỳ, Nga, Brazil, Pháp, Anh và Tây Ban Nha.
Về hoạt động, thống kê cho thấy sau 8 năm thành lập Aliexpress đang nhận được 300 triệu lượt tải ứng dụng toàn cầu, với 200 triệu lượt truy cập hàng ngày, tập trung chủ yếu tại nhóm tuổi 25-34 với tỷ trọng 61%.
Tổng quan về Aliexpress.
Được biết, hệ thống B2C sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng toàn cầu, từ đó giảm chi phí liên quan đến việc xây dựng chuỗi cung ứng và thiết lập văn phòng tại các thị trường mục tiêu, đặc biệt trong bối cảnh ngành xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề khi chính sách bảo hộ đang gia tăng trên thế giới, đi cùng với biến động tỷ giá, rủi ro chiến tranh thương mại toàn diện…
Hiện, thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành một kênh quan trọng cho giới xuất khẩu, thực tế cũng ghi nhận 32% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến (theo Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2017). Một trong số các hệ thống có thể kể đến là Chotot.com, Lazada.vn, Vatgia.com, muaban.net, Tiki.vn, Sendo.vn… đều nhận được số lượng truy cập lớn tại Việt Nam.
Xuất khẩu 7 tháng giảm tốc sốc, từ hơn 19% về hơn 6% tăng trưởng
Điểm qua ngành xuất khẩu Việt Nam, thời gian qua chịu tác động mạnh bởi những biến động liên quan trực tiếp như nguồn cung tôm dư thừa, tỷ giá tăng nóng, đặc biệt là căng thẳng Mỹ - Trung Quốc cùng chính sách bảo hộ toàn cầu lên cao… khiến kim ngạch xuất khẩu giảm tốc.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 7/2018 ước đạt 663 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 4,66 tỷ USD. So với cùng kỳ, tốc độ tăng của năm 2018 thấp hơn khá nhiều, chi tiết 7 tháng đầu năm 2017 tăng đến 19,3% (so với cùng kỳ năm 2016) trong khi đó, 7 tháng của 2018 chỉ tăng có 6,4%. Như vậy, chỉ còn 5 tháng để ngành thuỷ sản tăng tốc mới có thể đạt được mục tiêu ban đầu 9 tỷ USD cả năm 2018. So với mốc phấn đấu 10 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt ra, nhiều ý kiến cho rằng khó có thể hoàn thành.
Như vậy, có thể thấy rằng việc nhiều hệ thống thương mại điện tử B2C gia nhập sẽ khiến doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng được khách hàng, giảm tỷ trọng tại Trung Quốc khi cơ hội tiếp cận với toàn cầu cao hơn.
Theo: Trí thức trẻ
TIN CŨ HƠN
- May đo bằng công nghệ - tương lai của nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Nhật Bản
- Chạy đua "tiêu tiền" với các đại gia thương mại điện tử, lỗ lũy kế của Tiki có thể đã lên đến gần 600 tỷ đồng
- Hàng Việt có thể xuất đi Mỹ qua sàn điện tử ứng dụng blockchain
- Lazada vs Tiki: Cuộc chiến Billboard ở TP Hồ Chí Minh
- Thương mại điện tử: Cuộc chiến nhìn từ kho hàng
- Ấn bản thương mại điện tử: Đối thủ mới của các tạp chí thời trang
- Startup thương mại điện tử Trung Quốc chuẩn bị IPO huy động 1 tỷ USD
- Thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam: Thiết bị di động sẽ lên ngôi?
- Doanh nghiệp nhỏ - xương sống của kinh tế số Đông Nam Á
- Thương mại điện tử Việt Nam: Các "ông lớn" cạnh tranh khốc liệt